Những con đường pê tông vào đến tận ngõ tận nhà, hàng rào cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, cảnh quanh từ ngõ vào nhà các hộ dân đều thoáng mát, sạch đẹp đây là hình ảnh mà chúng ta dễ dàng bắt gặp khi đến với ấp Xương Thạnh A, xã Thới Thạnh. Nó còn tạo nên vẽ đẹp tự nhiên tô thắm cho những ngày xuân về.

Cháo Chú Chen không dừng lại ở nét đẹp văn hóa

Nhìn làn khói bếp mơ màng tỏa ra từ góc phố nhỏ, vài nhành củi rực hồng ủ quanh niêu cháo sườn sôi bung búc. Chú Chen lại nhớ đến ngày còn bé, mỗi lần mưa đến,  thi nhau chạy ra phố tắm mưa, người lạnh buốt cả đám vây lại bên niêu cháo sườn nóng hổi vừa thổi vừa xì xụp..

Mấy mươi năm trôi qua, Hà Nội có nhiều đổi mới; không còn lũ trẻ dầm mưa, không còn mơ màng làn khói bếp, nhưng hương vị cháo sườn xưa cũ vẫn còn đó.

Hương và vị đặc biệt ấy, chú Chen đã truyền lại một cách trọn vẹn cho người học trò thân thương của mình với hy vọng sẽ gửi gắm được tấm lòng thảo thơm đất Bắc vào miền Nam:

“Hãy để thực khách của con thưởng thức và họ sẽ cảm nhận được cái thiện, cái tâm mà con gửi muốn gắm qua từng niêu cháo…”

Nguyên phi - Hoàng thái hậu Ỷ Lan là người phụ nữ có công lớn trong việc “trị quốc” khi 2 lần thay chồng là vua Lý Thánh Tông, thay con là vua Lý Nhân Tông buông rèm nhiếp chính. Bà được người đời tôn vinh là “Quan Âm nữ” và được Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là “Người phụ nữ huyền thoại”. Bà có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp nối cũng như phát huy các giá trị Phật giáo thời Lý qua việc truyền bá Phật giáo, đúc chông và dựng chùa trên nhiều vùng thắng cảnh của cả nước núi Tiên Du (Bắc Ninh), An Lão (Kiến An)...

Tượng đài Hoàng thái hậu Ỷ Lan vừa được khánh thành an vị tại Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Để tri ân và ghi nhận những đóng góp to lớn của bà trong lịch sử dân tộc, Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng nhân dân, phật tử cả nước đã chung tay đúc dựng tượng đồng Hoàng thái hậu Ỷ Lan tại đền thờ bà. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất trên tư thế đứng, nặng 25 tấn; cao 9,1m cùng với nhiều hạng mục cảnh quan đi kèm xung quanh tượng.

Với tổng số tiền đầu tư đúc dựng tượng đài lên đến 22 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước 10 tỷ đồng; Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tài trợ 1,7 tỷ đồng; số tiền còn lại được Ban tổ chức vận động theo hình thức xã hội hóa từ đóng góp của các tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Cùng với những di tích còn lại trong đền mang đậm dấu vết thời gian, gần như còn nguyên dạng sau lần trùng tu lớn năm 1612, tượng đài Hoàng thái hậu Ỷ Lan chắc chắn sẽ làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và tôn kính cho không gian tâm linh và văn hóa này; đồng thời góp phần giáo dục thế hệ trẻ hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử huy hoàng của đất nước cũng như một nhân vật đặc biệt lịch sử tôn vinh dưới triều Lý của dân tộc Việt Nam ta.