Điều kiện để được vay vốn tại ngân hàng để tham gia XKLĐ là phải có hợp đồng được ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh chấp thuận cho tuyển lao động trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng vay vốn đi xuất khẩu lao động nước ngoài là ai?

Căn cứ tại Mục 2 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019, đối tượng vay vốn đi xuất khẩu lao động nước ngoài theo hợp đồng gồm có:

- Người lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ;

- Người lao động thuộc diện hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ;

- Người lao động là người dân tộc thiểu số;

- Người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng. Thân nhân người có công với cách mạng được Ủy ban nhân dân xã xác nhận theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP.

- Người lao động bị thu hồi đất gồm:

+ Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp theo quy định (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi;

+ Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở.

- Người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Mức vay vốn đi xuất khẩu lao động như thế nào? Lãi suất vay vốn đi xuất khẩu lao động là bao nhiêu?

Mức vay vốn đi xuất khẩu lao động như thế nào? Lãi suất vay vốn đi xuất khẩu lao động là bao nhiêu?

Căn cứ tại Mục 5, Mục 6 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019, mức, lãi suất vay vốn đi xuất khẩu lao động nước ngoài được quy định như sau:

Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng lãi suất cho vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định, từng thời kỳ (hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm).

Riêng Người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là người lao động thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số được vay vốn với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định từng thời kỳ.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Hồ sơ, thủ tục vay vốn đi xuất khẩu lao động nước ngoài như thế nào?

Căn cứ tại Mục 11 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019, hồ sơ, thủ tục vay vốn đi xuất khẩu lao động nước ngoài được quy định như sau:

Khách hàng vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01/LĐNN gửi kèm các giấy tờ sau:

- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, số hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn thời hạn của người lao động;

- Bản sao có chứng thực hợp đồng ký kết giữa người lao động với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Văn bản ủy quyền của người lao động Mẫu số 03/LĐNN;

- Hợp đồng thỏa thuận về việc chuyển tiền lương của người lao động để trả nợ, trả lãi tiền vay Mẫu số 07/LĐNN (sau đây viết tắt là Hợp đồng thỏa thuận) đối với trường hợp người lao động được Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương;

- Đối với khách hàng vay vốn là thân nhân của người có công với cách mạng nộp Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận Mẫu số 4 ban hành theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP;

- Đối với khách hàng vay vốn thuộc đối tượng bị thu hồi đất theo Quyết định 63/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nộp Bản sao có chứng thực Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền;

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm trong trường hợp khoản vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định.

Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn

Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ

Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, ngân hàng thực hiện kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn.

Nếu không phê duyệt thì thông báo từ chối cho vay trong đó ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn.

Nếu phê duyệt cho vay thì gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay đến khách hàng vay vốn.

Bước 3: Hai bên ký hợp đồng vay

Ngân hàng chính sách nơi cho vay cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng; lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng.

Trước khi giải ngân vốn vay, khách hàng được hướng dẫn mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nơi cho vay

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Ông Mai Văn Khải (Ninh Thuận) vừa qua đỗ phỏng vấn xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Ông Khải hỏi, ông có thể vay vốn để đi xuất khẩu lao động không, nếu được thủ tục như nào?

Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận trả lời như sau:

Điều kiện để được vay vốn tại Ngân hàng để tham gia xuất khẩu lao động là phải có hợp đồng được ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận chấp thuận cho tuyển lao động trên địa bàn tỉnh.

Nếu ông Mai Văn Khải thuộc một trong các đối tượng sau: Lao động thuộc hộ nghèo, lao động thuộc hộ cận nghèo, lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động là dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân gia đình có công cách mạng và thanh niên hoàn nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an đã xuất ngũ trở về địa phương thì ông đến Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thành phố nơi mình cư trú để được hướng dẫn làm thủ tục vay vốn tham gia xuất khẩu lao động.

Nếu ông Khải thuộc các đối tượng khác thì ông liên hệ vay vốn tại các Ngân hàng Thương mại hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank)

Xem thêm: Quyền lợi của thực tập sinh khi sang Nhật Bản làm việc

Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động

Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng  với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản

Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua: