Giáo Án Đi Bộ Qua Đường An Toàn
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
Giáo án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT
Sau đây là nội dung giáo án chuyên đề ngoại khóa an toàn giao thông dành cho học sinh THPT, mời các thầy cô cùng tham khảo.
Bài 3: DỰ ĐOÁN VÀ PHÒNG TRÁNH NGUY HIỂM
- Xác định được các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Trình bày được cách phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Có kĩ năng phòng tránh các nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân và những người xung quanh luôn chú ý quan sát, dự đoán nguy hiểm và phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết, xác định được những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông. Có ý thức quan sát xung quanh khi tham gia giao thông, điều chỉnh các hành vi khi tham gia giao thông. Có khả năng dự đoán những rủi ro, những yếu tố bất ngờ khi tham gia giao thông để chủ động phòng tránh. Luôn kiểm soát tốc độ của bản thân khi tham gia giao thông.
Năng lực phát triển bản thân: Có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, những người xung quanh có ý thức chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông.
Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện tốt các quy định của luật an toàn giao thông về dự đoán và phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu các tai nạn giao thông.
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng pháp luật; bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử; không vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Trách nhiệm: Tự giác thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
II - THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. Tư liệu ảnh, video nguồn Internet
- Giáo án, máy tính, các video, tư liệu liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị các sản phẩm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Hs thể hiện khả năng vẽ tranh của mình, khả năng cảm nhận của mình về bức tranh, khả năng nói, giao tiếp của HS.
- HS bước đầu nhận biết được một số lỗi hay vi phạm của các bạn HS khi tham gia giao thông. Nhận biết được nguy hiểm có thể xẩy ra với bản thân khi không thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông.
b. Nội dung: Học sinh Nên lớp 11A điều hành:
Hs cho cô giáo và các bạn trong lớp quan sát bức tranh do mình vẽ.
Hs mời cô giáo cùng các bạn HS dưới lớp quan sát. Hs đặt câu hỏi gọi các bạn chia sẻ:
Câu 1: Cảm nhận của các bạn về bức tranh vẽ trên.
Câu 2: Là Hs khi tham gia giao thông bạn cần chú ý điều gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Bạn Nên nhận xét, dẫn dắt chuyển ý dẫn vào nội dung bài học và mời cô giáo tiếp tục bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông
a. Mục tiêu: HS biết được những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
b. Nội dung: HS xem video, kết hợp quan sát các hình ảnh trên màn chiếu, trả lời câu hỏi GV đưa ra.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
1.Tìm hiểu những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông
1.1. Tìm hiểu tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh về việc tham gia giao thông của một số người dân, chiếu đoạn video về vấn đề tham gia giao thông của một bộ phận người dân hiện nay- nguồn Internet. Gv yêu cầu HS theo dõi kết hợp với quan sát các hình ảnh Gv đưa ra- Hoạt động nhóm 4 Hs ( 2 bàn) - TG: 4p
? Hãy quan sát các bức ảnh và video trên, cho biết tình huống nào là nguy hiểm?
Gọi 1 số học sinh đại diện trình bày kết quả.
HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các HS.
Gv nhấn mạnh lại: Ảnh 1,2,4 và video là có nguy hiểm.
+ Ảnh 1: Đàn gia súc tràn ra đường gây khó khăn, nguy hiểm cho con người khi tham gia giao thông.
+ Ảnh 2: Chiếc xe container quá khổ quá tải chở những cuộn thép như muốn rơi khỏi xe bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.
+ Ảnh 3: Hình ảnh đẹp trong văn hóa giao thông tại một cổng trường học. Phụ huynh để xe ngay ngắn trước khi vào trường đón con.
+ Ảnh 4: Xe ô tô dừng ở đường cua, khuất tầm nhìn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau.
+ Video: Do gốc cua gấp, tầm nhìn bị che khuất, nơi giao thoa giữa quốc lộ với đường trục xã, do phóng nhanh nên gây ra tai nạn.
1.2. Xác định tình huống nguy hiểm.
? Quan sát lại các ảnh và video trên và cho biết đó là những tình huống nguy hiểm thuộc loại nào.
Đại diện HS chia sẻ, GV nhận xét.
Chốt nội dung: Những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông:
+ Do tầm nhìn bị che khuất bởi các chướng ngại vật tĩnh hoặc đang chuyển động, khiến người điều khiển phương tiện giao thông không quan sát được các phương tiện giao thông đi từ hướng khác cho nên không kịp thời phòng tránh.
+ Do những hành động bất ngờ dẫn đến việc người điều khiển xe không kịp phản ứng, gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.....
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dự đoán và phòng tránh nguy hiểm:
a. Mục tiêu: HS dự đoán được các tình huống nguy hiểm và biết được cách phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông.
b. Nội dung: HS nghiên cứu các tài liệu về luật an toàn giao thông đã chuẩn bị ở nhà, trả lời câu hỏi Gv đưa ra.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
- GV yêu cầu học sinh đọc, nghiên cứu tài liệu đã sưu tầm về luật An toàn giao thông về phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông đã chuẩn bị, trả lời câu hỏi- hoạt động nhóm 6 Hs- tg 3p
+ Khi tham gia giao thông, bản thân em và những người xung quanh có cần dự đoán và phòng tránh các nguy hiểm không? Vì sao.
+ Nêu các cách phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông?
Gọi 1 số học sinh đại diện trả lời.
HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung: Cách dự đoán và phòng tránh nguy hiểm:
+ Luôn quan sát xung quanh để nhận biết các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
+ Luôn phán đoán rủi ro từ yếu tố bất ngờ để chủ động phòng tránh.
+ Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
+ Chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.
+ Luôn kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết.- Gv mở rộng kiến thức tầm quan trọng của việc dự đoán được những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông để có cách phòng tránh an toàn. GV nhấn mạnh một số tình huống cụ thể và cách phòng tránh:
+ Tình huống 1: Gặp xe chuyển làn, chuyển hướng.
Kế hoạch bài dạy an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS
Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông
- Nhận biết được tình hình giao thông rất phức tạp tại Việt Nam hiện nay.
- Hiểu được các nhân tố chính dẫn đến tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.
- Phân tích được các yếu tố chi phối đến người lái xe khi tham gia giao thông.
- Phân tích số liệu thống kê để thấy được tai nạn giao thông là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất ở lứa tuổi học sinh.
- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích 1 vụ tại nạn giao thông do những yếu tố và nguyên nhân nào để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân khi tham gia giao thông.
- Biết cách tự đánh giá kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn của bản thân.
-Tuyên truyền, phổ biến giáo dục ATGT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học.
- Đưa các bài giảng về giáo dục an toàn giao thông vào trong trường học, giúp HS có kiến thức vững vàng khi tham gia giao thông. Giảm thiểu tối đa trường hợp HS sai phạm luật ATGT.
- Xây dựng thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông nhất là đối tượng học sinh.
Năng lực chung: Năng lực tự chủ .Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân, tự phân công và quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác nhóm trong học tập.
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra; Có ý thức vận dụng kiến thức về an toàn giao thông để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm; đánh giá chính xác kết quả của nhóm bạn.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy tính, tivi/ máy chiếu, máy tính cầm tay…
Học sinh hoàn thành phiếu học tập, bảng nhóm, …..
Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em gây hứng thú với việc học bài mới.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
Bằng hiểu biết của bản thân hãy:
(1) Cho biết tại sao phải tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.
(2) Lấy ví dụ về 01 trường hợp tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và 01 trường hợp chưa tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.
để giới thiệu nội dung bài học.
- Ví dụ như vậy có rất nhiều lí do yêu cầu chúng ta phải tuân thủ các quy tắc An toàn giao thông như: Tình hình tai nạn giao thông hiện nay tại Việt Nam rất phức tạp, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông, tình hình tai nạn giao thông của học sinh trung học, nguyên nhân tai nạn giao thông do học sinh trung học đó chính là những nội dung cần tìm hiểu ở bài học hôm nay.
* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Giáo viên quan sát theo dõi và hướng dẫn và gợi ý đối với học sinh có khó khăn.
Tổ chức học sinh thực hiện hoạt động:
- Nêu câu hỏi, tình huống gợi vấn đề, trình chiếu hình ảnh,…
- Hướng dẫn, gợi ý học sinh thực hiện yêu cầu.
* Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp trao đổi thảo luận: gọi 01 học sinh lên bảng thuyết trình về kết quả làm việc cá nhân, các học sinh khác trao đổi, thảo luận, bình luận và bổ sung thêm
- Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
- Trên cơ sở câu trả lời của học sinh dẫn dắt vào bài mới.
- Kết quả làm việc của các học sinh có thể rất khác nhau; Giáo viên không chốt nội dung, sử dụng các nội dung thảo luận làm tình huống
* Bước 4. Trên cơ sở trao đổi thảo luận của lớp, giáo viên dẫn dắt vào nội dung của bài học.
* Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh và chuẩn bị báo cáo trước lớp.
- HS ghi nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, quan sát.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC :Tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được như thế nào là trật tự an toàn giao thông.
Sản phẩm: Nêu được cụ thể tình hình an toàn giao thông..
Tổ chức thực hiện: Học sinh thảo luận cặp đôi.
Tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay
Tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay tại Việt Nam
(1) Trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay như thế nào? nêu một số biểu hiện về trật tự an toàn giao thông mà em quan sát được.
(2) Số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm; lứa tuổi nào chiếm tỷ lệ tai nạn giao thông/Tai nạn thương tích đến cấp cứu tại bệnh viện cao nhất?
(3) Tình hình trật tự an toàn giao thông như vậy gây ra những hậu quả nào? Liên hệ với địa phương em.
* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Đọc nội dung, quan sát các hình ảnh, kết hợp với phân tích biểu đồ.
- Cho học sinh thảo luận cặp đôi , sau đó giáo viên gọi học sinh trình bày sản phẩm của mình.
- Dựa vào kết quả trả lời của học sinh, giáo viên cho học sinh nhận biết tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay
* Bước 2 khuyến khích học sinh hỏi những nội dung chưa rõ về nhiệm vụ giáo viên giao; quan sát trợ giúp học sinh khi cần thiết.
- Nếu học sinh khó khăn, giáo viên có thể hướng dẫn thêm: để hs trả lời câu hỏi (1) và (2) kết hợp các kiến thức đã có và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi (3).
* Bước 3: Trao đổi thảo luận - Học sinh trao đổi thảo luận; có nhiều cách để giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận:
(i) Giáo viên gọi 01 học sinh đại diện cho nhóm báo cáo kết quả, trên cơ sở kết quả đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và bổ sung; (ii) Giáo viên gọi 01 nhóm treo sản phẩm và báo cáo (nếu có bảng phụ), học sinh khác cùng thảo luận và bổ sung;
(iii) Giáo viên gọi 01 học sinh lên bảng thuyết trình sản phẩm của mình trên các slide (nếu có máy chiếu),... - Giáo viên chốt, điều chỉnh nếu thấy cần thiết.
. * Bước 4. Đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
- Nếu có thời gian, giáo viên có thể chiếu đoạn phim về “Tình hình giao thông hiện nay tại Việt Nam” để học sinh khắc sâu thêm kiến thức.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thảo luận, chốt kết quả và chuẩn bị trình bày
- Thảo luận, chuẩn bị lên bảng trình bày.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, học sinh làm việc cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi nhóm và thống nhất nội dung của nhóm, chuẩn bị báo cáo trước lớp.
HOẠT ĐỘNG 3: . Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông.
Mục tiêu:Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT.
Sản phẩm:Nêu cụ thể nhân tố ảnh hưởng tới TNGT.
Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông
- Bằng kiến thức đã học, và liên hệ với bản thân, hãy cho biết:
(1) Các nguy cơ tiềm ẩn và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông.
(2) Lựa chọn 01 nguy cơ hoặc yếu tố và phân tích.
(3) Nguyên nhân của tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.
* Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đối với nhiệm vụ (1) học sinh quan sát các hình ảnh và đọc tài liệu có thể nêu ra được các nguy cơ và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông; đối với câu hỏi (2) là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể lựa chọn yếu tố hoặc nguy cơ tiềm ẩn mà học sinh thấy phù hợp và đưa ra những phân tích của cá nhân; câu (3) là câu hỏi liên hệ, trên cơ sở câu (1), (2) và phân tích để trả lời.
- Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh có khó khăn. Điều chỉnh nhiệm vụ học tập của học sinh khi thấy cần thiết.
* Bước 3. Trao đổi thảo luận - Học sinh trao đổi sản phẩm học tập theo cặp, đọc chéo sản phẩm của nhau, góp ý, bổ sung cho bạn các ý kiến của cá nhân.
- Giáo viên có thể chuẩn hóa lại một vài nguy cơ và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông. Nhấn mạnh các nguyên nhân và yếu tố học sinh thường mắc phải.
* Bước 4. Đánh giá quá trình làm việc của học sinh và kết quả cuối cùng của một số học sinh.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ, đọc tài liệu..
- Trả lời câu hỏi của giáo viên khi được gọi.
- Thảo luận nhóm, thống nhất bài làm.
- Thư ký nhóm lên bảng báo cáo.