Trong năm 2023, tổng GDP danh nghĩa của Nhật Bản rơi xuống dưới ngưỡng của Đức, Nhật Bản chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, từ góc độ khác, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên trong khoảng nửa thế kỷ.Theo ước tính về GDP lần đầu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố vào ngày thứ Năm, tăng trưởng GDP danh nghĩa của quốc gia này năm 2023 cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên từ năm 1977. Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng GDP danh nghĩa đạt 5,7% trong khi con số này với Trung Quốc chỉ là 4,6%.Sự đảo chiều này cũng đánh dấu cho việc Nhật Bản đang lạm phát trở lại còn Trung Quốc đang trải qua tình trạng áp lực giảm phát gia tăng.Theo công bố chính thức, GDP Trung Quốc tăng trưởng 5,2%. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 như vậy cao hơn hẳn so với con số 3% của năm 2022. Trong năm 2022, kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể do chính sách Zero COVID-19 của chính phủ Trung Quốc.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng danh nghĩa chững lại, còn 4,6% trong năm 2023 từ mức 4,8% của một năm trước đó. Kinh tế một số nước phát triển hàng đầu thế giới như Đức hay Nhật đều có mức tăng trưởng danh nghĩa trên 6% trong năm 2023, chính vì vậy kinh tế Trung Quốc trở thành ngoại lệ với việc tăng trưởng chững lại, tăng trưởng thực tế thấp hơn tăng trưởng danh nghĩa cho thấy áp lực giảm phát.Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc hiện vẫn trì trệ trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ kéo dài, thị trường lao động đặc biệt khó khăn đối với người lao động trẻ.Cùng lúc đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các cơ sở công nghiệp đã tăng mạnh, đẩy tăng nguồn cung ứng cũng như làm giảm áp lực giảm phát trong nội tại nền kinh tế.Tính đến hết tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã giảm so với cùng kỳ đến 4 tháng liên tiếp. Chuyên gia thuộc tổ chức Moody's Investors Service, bà Lillian Li, khẳng định các biện pháp chính sách mà phía Bắc Kinh áp dụng trong những tuần gần đây đặt mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả thực tế còn chưa rõ ràng.Bà Li nhấn mạnh: “Ảnh hưởng từ các biện pháp hỗ trợ lên GDP danh nghĩa sẽ còn phụ thuộc vào việc liệu các biện pháp, các gói kích cầu có làm gia tăng được niềm tin của thị trường và đẩy tăng nhu cầu theo cách bền vững nhất hay không”.Áp lực giảm phát tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp diễn, hoặc thậm chí sẽ có thể trở nên tệ hại hơn, ảnh hưởng lên giá cả trên toàn cầu, tổ chức nghiên cứu độc lập Gavekal nhận định.“Khi mà quá trình tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, chính phủ Trung Quốc đang đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng của ngành sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai. Hoàn toàn có lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ vẫn là yếu tố kéo giảm lạm phát trên toàn cầu trong những năm tới, bà Li phân tích.Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng danh nghĩa hàng năm ước tính khoảng 12% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022. Việc tăng trưởng kinh tế danh nghĩa chững lại đồng nghĩa các doanh nghiệp dù là nội địa hay nước ngoài cũng sẽ khó khăn. Tổ chức S&P Global Ratings dự báo lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp niêm yết tại 7 nền kinh tế lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand sẽ tăng trưởng thấp hơn 5% trong năm nay.

So sánh GDP bình quân đầu người với các nước khác

Tính theo tổng dân số, dân số Việt Nam gần tương đương với tỉnh Sơn Đông. Về xuất khẩu, tỉnh Quảng Đông xuất khẩu hàng hóa nhiều tương đương với Hàn Quốc.

Nước nào có quy mô GDP, dân số và xuất khẩu tương đương vớitừng tỉnh của Trung Quốc?

Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giớithế nhưng một số tỉnh của nước này có thể tương đương với cả một nước nếu tínhso sánh tương đương trên toàn cầu.

Biểu đồ của Economist đưa ra so sánh với nước gần nhất.

Ví dụ, GDP của tỉnh Quảng Đông (tính theo tỷ giá hối đoáicủa thị trường) gần tương đương Indonexia. Sản lượng của tỉnh Giang Tô và SơnĐông cao hơn so với Thụy Điển.

Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng một số tỉnh có thể thổiphồng số liệu GDP, tổng GDP do các tỉnh báo cáo cộng lại cao hơn 10% so với GDPcủa toàn Trung Quốc công bố. Thế nhưng sau thời gian, con số của toàn TrungQuốc điều chỉnh tăng lên, như vậy mức độ thổi phồng số liệu (nếu có) không lớn.

Vậy xét đến các chỉ tiêu kinh tế khác thì sao? Tỉnh QuảngĐông xuất khẩu hàng hóa nhiều tương đương với Hàn Quốc. Tỉnh Giang Tô tươngđương Đài Loan. GDP của Thượng Hải cao ngang với Arập Saudi (tính theo nganggiá sức mua) dù vẫn thấp hơn nhiều nếu so với 2 đặc khu kinh tế của Trung Quốcbao gồm Hồng Kông hay Macao.

Còn thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Quý Châu ngang vớiẤn Độ.

Các số liệu đều sử dụng cách tính ngang giá sức mua áp dụngvới toàn Trung Quốc, thế nhưng giá cả tại các tỉnh nghèo thường thấp hơn so vớitính giàu và giảm bớt đi sự mất công bằng theo vùng miền.

Vân Nam là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam. Vân Nam có dân số 44.150.000 người,diện tích 394.100 km² (rộng hơn diện tích Việt Nam). Thủ phủ của tỉnh này làthành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông MêKông cũng chảy qua Vân Nam.Vân Nam là tỉnh cực tây nam của Trung Quốc, với đường Bắcchí tuyến chạy ngang qua phần phía nam của tỉnh. Tỉnh này có diện tích khoảng394.000 km², chiếm 4,1% tổng diện tích Trung Quốc. Tỉnh này có ranh giới vớiKhu tự trị người Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu ở phía đông, tỉnh Tứ Xuyên ởphía bắc, Khu tự trị Tây Tạng ở phía tây bắc. Tỉnh này cũng có biên giới dài4.060 km với Myanma ở phía tây, Lào ở phía nam, Việt Nam ở phía đông nam.Vân Nam giàu các nguồn lực tự nhiên. Tỉnh này được biết đếnnhư là vương quốc của thực vật, động vật và các kim loại màu cũng như các loàicây thuốc.Tỉnh này không những có các loài thực vật nhiệt đới, cậnnhiệt đới, ôn đới, hàn đới nhiều hơn so với các tỉnh khác tại Trung Quốc, màcòn có nhiều loài thực vật cổ, cũng như các loài được đưa từ nước ngoài vào.Trong số khoảng 30.000 loài thực vật tại Trung Quốc thì có thể tìm thấy khoảng18.000 loài tại Vân Nam. Vân Nam cũng là nơi có nhiều loài động vật quí hiếmtrên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ.Trên 150 loại khoáng sản đã được phát hiện tại Vân Nam. Giátrị tiềm năng của các loại khoảng sản này tại Vân Nam vào khoảng 3 nghìn tỷnhân dân tệ ( khoảng 350 tỷ USD), 40% trong số đó là từ các loại khoảng sảncung cấp nhiên liệu, 7,3% từ khoáng sản kim loại và 52,7% từ các khoáng sảnphi-kim loại.

Tỉnh Sơn Đông nằmtrong cái nôi văn hóa quan trọng của Trung Quốc

Theo Wikipedia, Sơn Đông là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc có dân sốđông thứ 2 trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc với hơn 93triệu. Diện tích: 156.700 km². Thời Xuân Thu-Chiến Quốc, nước Tề thuộc tỉnh nàyđôi khi Sơn Đông còn được gọi là tỉnh Tề. Phía nam và đông nam giáp tỉnh GiangTô, phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây bắc giáp tỉnh Hà Bắc, phía đông bắcvà phía đông giáp biển Hoàng Hải.

Tên gọi Sơn Đông có nghĩa là phía đông của Thái Hành Sơn.

Sơn Đông cùng với Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà Nam là mộttrong những cái nôi của nền văn minh Trung Hoa của dân tộc Hoa Hạ. Nơi đây làquê hương của nhiều nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc như: các vuaTề, Quản Trọng, Chung Vô Diệm, Mạnh Thường Quân, Khổng Tử, Mạnh Tử, Ngô Khởi,Tôn Vũ, Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng, Tống Giang, Lưu Dung...

Đồ thị thông tin dưới đây cho thấy sự thay đổi về tỷ trọng trong GDP toàn cầu của 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới từ năm 1980 đến năm 2024, dựa trên dữ liệu từ báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 4/2024. GDP được tính theo tỷ giá USD hiện tại (chi tiết có trong bảng bên dưới)

Có thể thấy, trong vài thập kỷ qua, đóng góp vào GDP toàn cầu của Mỹ có sự thay đổi tương đối lớn. Sau khi giảm xuống mức thấp nhất 21,1% vào năm 2011, tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh những năm sau đó. Theo dự báo của IMF, tỷ trọng của Mỹ trong GDP toàn cầu năm nay sẽ đạt 26,3%.

Từ đồ thị có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu những năm 2000. Quốc gia này gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào năm 2001, nhờ đó thúc đẩy mạnh mẽ hội nhập kinh tế với thế giới. Tỷ trọng của Trung Quốc tăng mạnh từ mức chỉ khoảng 2% trong những năm 1980-1990 lên 18,3% năm 2021. Tuy nhiên, IMF dự báo con số này sẽ giảm xuống còn 16,9% năm nay - tương đương với năm 2023.

Trong khi đó, Nhật Bản, từng là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm 17,8% nền kinh tế toàn cầu vào năm 1994 và 1995. Tuy nhiên, sau đó, tăng trưởng trì trệ cùng xu hướng dân số già hóa đã khiến nền kinh tế nước này tụt lùi. Dự báo đóng góp của Nhật vào nền kinh tế toàn cầu năm 2024 chỉ còn 3,8%.