Sáng 21/1, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến đến Công an các địa phương tập huấn công tác thanh tra CAND năm 2022 để triển khai các chuyên đề thanh tra diện rộng do Bộ chỉ đạo, quán triệt, phổ biến những quy định mới của pháp luật và giải đáp những vướng mắc của Công an các đơn vị, địa phương về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong CAND.

Đồng chí Lê Quảng Ba đứng giữa. Ảnh tư liệu

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đồng chí được giao nhiều trọng trách ở những địa bàn phức tạp. Khi thành lập các đại đoàn quân, đồng chí Lê Quảng Ba là một trong những Đại đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (Đại đoàn trưởng Đại đoàn 316).

Trong quá trình chỉ đạo chuẩn bị đợt tấn công thứ 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh nhiệm vụ của Đại đoàn 316 là phải tiêu diệt các cứ điểm A1, C1 và C2 mà ta chưa hoàn thành trong đợt 2. Đồng chí Lê Quảng Ba đã thay mặt cấp ủy, chỉ huy Đại đoàn 316 đề xuất phương án hạ cứ điểm Đồi A1 bằng quả bộc phá.

Ngay khi được giao nhiệm vụ, đồng chí Lê Quảng Ba đã tìm gặp đồng bào địa phương để tìm hiểu cái gọi là "hầm ngầm" trên đồi A1. Có thể đó là căn hầm trước đây quân Nhật xây để tránh máy bay quân Đồng minh, được quân Pháp cải tạo thành hầm ngầm với lớp đất dầy bên trên nên khá kiên cố. Chính vì thế, quân ta đã tổ chức nhiều lần tấn công và thương vong không ít mà vẫn chưa đánh chiếm được.

Giữa tháng 4-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng Chiến dịch đã dành thời gian nghe Đại đoàn trưởng 316 Lê Quảng Ba báo cáo về "chiếc hầm kiên cố trên đỉnh A1" và đề đạt phương án đào hầm vào thẳng “ruột” điểm cao A1, đưa một lượng bộc phá lớn vào để công phá cứ điểm quan trọng này.

Vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 6-5-1954, đồi A1 phát ra tiếng nổ, khói phụt lên cao và tạo ra cảm giác như động đất nhẹ trong vài giây. Một sĩ quan Pháp (Erwan Bergot) - tác giả cuốn sách "170 ngày của Điện Biên Phủ" đã kể lại: “Mọi người nghe thấy một tiếng gì đó như sấm dưới chân, làm rung chuyển đất ở trong lòng đỉnh đồi. Tiếng sấm rền lan rộng. Mặt đất trồi lên đột ngột như nắp vung chiếc nồi hơi. Một thứ hơi nóng lan ra, những tảng đất nặng hàng tấn, quyện trong những dòng thác lũ lửa bị hất tung lên cao. Đỉnh đồi Eliane 2 (đồi A1) vụt biến đi như bị núi lửa phá”.

Quân ta đã tiêu diệt cứ điểm cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ, làm chủ khu lá chắn phía Đông, tạo nên một cục diện hoàn toàn ở phân khu trung tâm. Kể cả Sở chỉ huy của tướng De Castries đã bị đặt dưới tầm hỏa lực bắn thẳng của quân ta. Giờ cáo chung của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đến.

Đồng chí Lê Quảng Ba được thụ phong quân hàm Thiếu tướng năm 1958, là tướng lĩnh người Tày đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Quảng Ba được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông được cử làm Trưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ…

Ông mất năm 1988, hưởng thọ 73 tuổi.

1. Sách “Tướng lĩnh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”; sưu tầm, tuyển chọn: SÔNG LAM - DŨNG QUYẾT; NXB Văn Học 2014.

2. https://quochoitv.vn/chuyen-it-biet-ve-nguoi-dan-duong-dua-bac-ho-tro-ve-pac-bo

3. Cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Thieu-tuong-Le-Quang-Ba---nguoi-bao-ve-lanh-tu-Nguyen-Ai-Quoc-ve-Pac-Bo

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử xem các tin, bài liên quan.

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng, đã bị Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca khi còn tại vị

Bước đầu nhà chức trách xác định "ông trùm" mua bán hoá đơn Trương Xuân Đước đã 4 lần mang tổng số tiền 35 tỉ đồng đến nhà ông Ca để nhờ "chạy án". Nhận tiền từ Trương Xuân Đước song cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng lại không đưa tiền cho ai.

Thấy việc nhờ "chạy án" không thành, người thân của Đước sau đó đã làm đơn tố cáo hành vi nhận 35 tỉ đồng của ông Ca với cơ quan công an. Ngày 18-2, khi Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, thực hiện các bước tố tụng thì ông Ca đã giao nộp lại số tiền 35 tỉ đồng cho cơ quan điều tra.

Trước vụ việc nêu trên, dư luận quan tâm, số tiền 35 tỉ đồng mà thiếu tướng Ca đã nộp lại sẽ được xử lý như thế nào? Và sau khi nộp lại tiền cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Về việc này, trao đổi phóng viên Báo Người Lao động, luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết trước hết ông Ca đang bị khởi tố với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, căn cứ vào giá trị tài sản chiếm đoạt, mức hình phạt mà ông Đỗ Hữu Ca có thể phải đối mặt là từ 12 năm đến 20 năm và nặng nhất là tù chung thân. Để quyết định mức hình phạt cụ thể đối với ông Ca, các cơ quan tố tụng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trong đó, việc ông Ca trả lại toàn bộ số tiền 35 tỉ đồng nhận "chạy án" của ông Đước có thể được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Ca căn cứ quy định tại·điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể là tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả". Tuy nhiên, việc có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Ca hay không phụ thuộc vào quyết định của Tòa án.

Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vụ án, theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự, ngoài tình tiết khắc phục hậu quả đã đề đề cập ở trên, nếu ông Ca được hưởng thêm một số tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.

Còn về số tiền 35 tỉ đồng ông Đỗ Hữu Ca đã nộp lại cơ quan chức năng, theo vị luật sư thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, đây được coi là vật chứng của vụ án và bị tạm giữ cho đến khi tòa án tuyên bản án có hiệu lực pháp luật. Theo đó, bản án sẽ có nội dung liên quan đến số tiền nêu trên.

Trong trường hợp xác định chỉ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tòa tuyên trả lại tiền cho người bị ông Ca chiếm đoạt, họ sẽ nhận lại tiền thông qua cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, trường hợp xác định ông Ca nhận tiền với mục đích đúng là "chạy án" giúp, cơ quan tố tụng có thể xem xét xử lý những người liên quan về hành vi đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ. Qua đó, số tiền hàng chục tỉ đồng sẽ trở thành công cụ, phương tiện để phạm tội.

Theo khoản 2 điều 106 bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2021) quy định về xử lý vật chứng, số tiền này sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. "Các phân tích nêu trên chỉ đều dựa vào thông tin ban đầu để nhận định còn kết quả xử lý ra sao vẫn cần chờ kết luận chính thức từ phía cơ quan tố tụng" - luật sư nêu rõ.