Tạp Chí Huế Xưa Và Nay
TCCSĐT – Báo cáo tại Lễ Kỷ niệm 30 năm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức vừa qua đã nêu bật những thành tựu cả về kinh tế, xã hội và cả về công tác đối ngoại của lĩnh vực này trong hai giai đoạn lớn là: hợp tác quốc tế về lao động với các nước xã hội chủ nghĩa những năm 1980 – 1990 và xuất khẩu lao động từ năm 1991 đến nay. Tuy ở hai giai đoạn, khối lượng công việc, phương thức xuất khẩu, bộ máy điều hành, phân công quản lý, địa bàn làm việc, không gian, thời gian và kết quả công việc... có khác nhau, nhưng nội dung của thành tựu đã đạt được và những khuyết nhược điểm tồn tại thì lại không khác nhau bao nhiêu.
Sơ lược nền mỹ thuật Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
Từ rất sớm nền mỹ thuật truyền thống đã xuất hiện tại Việt Nam, nhất là các làng nghề xem các tác phẩm như là thứ để mưu sinh thời bấy giờ. Tranh truyền thống chủ yếu là tranh dân gian, hiện này còn được lưu giữ tại bảo tàng, trong một số làng nghề hoặc một số gia đình có truyền thống làm tranh thời xưa. Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, cũng có thời kì hoàng kim, tuy nhiên so với ngày nay thì không được phát triển như trước nữa. Về cơ bản, tranh dân gian sở hữu những nét đặc trưng riêng là thiên về tính trang trí, chú trọng vào tính cách điệu của bức tranh, nhưng đơn giản và không lệ thực. Cũng nhờ sự phát triển của nền mỹ thuật truyền thống mà công việc in tiền tệ ra đời từ cuối đời nhà Trần, thúc đẩy phát triển kinh tế giao thương đất nước. Các dòng tranh dân gian được lưu giữ và nổi tiếng đến ngày nay: dòng tranh Đông Hồ, dòng tranh làng Hoàng Kim, dòng tranh Hàng Trống, tranh làng Sình. Các tác phẩm chủ yếu dùng để trưng Tết và thờ cúng, 2 loại tranh chính này chủ yếu ra đời theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Mỹ thuật hiện đại thay đổi như thế nào so với mỹ thuật truyền thống Việt Nam?
Bên cạnh nền mỹ thuật truyền thống, nền mỹ thuật hiện đại cũng du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Việt Nam được xem là đất nước đầu tiên tại khu vực Châu Á gia nhập vào dòng chảy của mỹ thuật hiện đại của phương Tây từ nội dung đến hình thức với sự ra đời của Trường Mỹ Thuật Đông Dương đầu năm 1930 do giáo sư người Pháp giảng dạy. Bản chất thẩm mỹ của Việt Nam được thế hệ các tác giả sử dụng kỹ thuật và màu sắc phong cách phương Tây miêu tả nên. Kể từ đó, nền mỹ thuật Việt Nam không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỉ XX, về cơ bản hội họa Việt Nam vẫn đang còn phụ thuộc vào những mô típ về sự tượng trưng, tôn giáo và cổ điển. Dần dần theo dòng chảy thời gian và sáng tạo không ngừng nghỉ đến thế kỷ XXI, nền mỹ thuật thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển theo những mô típ hiện đại, làm nổi bật tính sáng tạo trừu tượng của chính họa sĩ trong tác phẩm.
Mỹ thuật xưa không được ứng dụng vào thực tế đa dạng như hiện nay, tuy nhiên, nó góp phần tạo nên những tác phẩm có giá trị lưu giữ văn hóa, lịch sử của đất nước. Những tác phẩm dân gian xưa được tạo ra với mục đích kinh tế là chính. Cho đến sau này, khi mỹ thuật hiện đại phương Tây du nhập vào Việt Nam, trường Mỹ Thuật ra đời thì vai trò của nền mỹ thuật được đẩy lên một tầm cao mới. Cơ hội phát triển đất nước thông qua các tác phẩm và giao lưu mỹ thuật với các họa sĩ nước ngoài giúp cho Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế thành công.
Nền mỹ thuật ngày nay đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, giáo dục
Ứng dụng của mỹ thuật ngày nay rất đa dạng và quan trọng trong đời sống và ngành nghề của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Một số ứng dụng của mỹ thuật sau đây:
- Đóng vai trò trong giáo dục: mỹ thuật được xem là một môn học được đào tạo tại các bậc giáo dục ở Việt Nam. Nó được xem như là môn năng khiếu giúp học sinh vào các trường đại học kiến trúc, thiết kế.
- Ứng dụng trong đời sống con người: cuộc sống ngày nay nhiều áp lực xung quanh, mỹ thuật chính là một bộ môn giúp con người thư giãn, giảm áp lực từ công việc và gia đình.
- Ứng dụng trong hội nhập phát triển đất nước: so với những tác phẩm ngày xưa thì những tác phẩm hội họa ngày nay được coi như có tính sáng tạo theo sự phát triển của xu hướng thế giới. Tuy nhiên, không thể nào so sánh được với những tác phẩm nối tiếng của các vĩ nhân trước đây được.
- Đóng vai trò chủ chốt trong một số lĩnh vực, ngành nghề như thiết kế thời trang, kiến trúc, nội thất,...
Mã số chuẩn quốc tế cho tạp chí, sách và sự phân loại tạp chí khoa học
Để có thêm thông tin cho các ứng viên chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) và Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp (HĐCDGS các cấp), chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu trong nước và quốc tế về sự phân loại tạp chí khoa học và hệ thống hóa lại trong bài viết này. HĐCDGS các cấp đã nhận được nhiều tạp chí khoa học của Việt Nam và thế giới, nhưng vẫn còn không ít tạp chí trong nước cần phải góp ý thêm về cách trình bày một bài báo khoa học ở trong đó.
1. Mã số ISSN cho tạp chí và mã số ISBN cho sách
ISSN (International Standard Serial Number) là mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (XBPNK), một mã được công nhận trên phạm vi toàn thế giới nhằm xác định nhan đề của các XBPNK. Khi đã có chỉ số ISSN, thì tạp chí sẽ được quốc tế thừa nhận chính thức và giới thiệu trên quy mô toàn cầu, hay nói nôm na là đã có "thẻ căn cước" để đi lại trong "làng" thông tin toàn cầu. Nhưng ISSN không liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu, bản quyền hoặc bảo vệ nhan đề của XBPNK với các nhà xuất bản khác. Khác với sự xét chọn và phân loại theo chất lượng tạp chí khoa học của Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ) hoặc Scopus của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), chỉ số ISSN của một tạp chí không liên quan đến chất lượng khoa học của các bài báo được đăng ở trong đó.
Danh sách ISSN này bao hàm và rộng hơn rất nhiều so với danh sách ISI và Scopus. Hiện nay, danh sách ISI bao gồm khoảng 10.000 tạp chí. Cho đến tháng 5 năm 2012, Scopus bao gồm 18.500 tạp chí về khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật, y dược và khoa học xã hội của hơn 5.000 nhà xuất bản (15% của Elsevier và 85% của các nhà xuất bản quốc tế khác). Danh sách ISSN bao gồm khoảng 1,3 triệu tên XBPNK (xem mô tả ở hình dưới). Thế nhưng ở Việt Nam vẫn còn một số tạp chí chưa đăng ký để có chỉ số ISSN. Từ năm 2012, chỉ những bài báo khoa học được đăng ở các tạp chí có chỉ số ISSN mới được Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp xem xét, tính điểm.
Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) xin kiến nghị các ban biên tập tạp chí khoa học trong cả nước, sau khi tạp chí đã được Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp Giấy phép xuất bản (xem như là "giấy khai sinh"), cần phải làm tiếp thủ tục đăng ký (miễn phí) mã số chuẩn quốc tế ISSN (để làm "thẻ căn cước") tại: Trung tâm ISSN Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội, Phòng 310 (tầng 3), ĐT: 04-39349116, Fax: 04-39349127, E-mail: [email protected], website: vista.vn.
Thêm vào đó, theo chúng tôi biết thì mới có rất ít sách đã được xuất bản tại Việt Nam có mã số chuẩn quốc tế ISBN (International Standard Book Number). Đây là mã số chuẩn quốc tế để xác định một quyển sách. Trên thế giới, khái niệm và việc đăng ký mã số ISBN cho sách được bắt đầu từ những năm 1966-1970 và đã trở thành thông lệ, còn ở ta mới từ năm 2007. Đây là việc làm tuy nhỏ nhưng lại cần thiết để chuẩn hoá công việc xuất bản và hội nhập quốc tế. Văn phòng HĐCDGSNN sẽ kiến nghị HĐCDGS các cấp, trong tương lai gần, chỉ xem xét tính điểm những cuốn sách khoa học đã được xuất bản nhưng có mã số ISBN. Việc đăng ký mã số chuẩn quốc tế ISBN được thực hiện tại: Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông, Số 10, Đường Thành, Hà Nội, ĐT: 04-39233152 và 04-39233153.
Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ) đã xét chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới một cách khắt khe và kỹ lưỡng để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ. Mặc dù vẫn còn có những ý kiến chưa thống nhất, nhưng ISI vẫn là một trong rất ít cách phân loại được thừa nhận và sử dụng rộng rãi khi bàn luận về chất lượng khoa học của các công trình nghiên cứu. Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế thường sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các chính sách khoa học, kỹ thuật. Các thống kê và đánh giá về khoa học, công nghệ và kỹ thuật nếu không theo ISI thì bị lệch so với thống kê quốc tế.
ISI lúc đầu (năm 1960) chỉ bao gồm tập hợp SCI (Science Citation Index) với khoảng khoảng 4.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ có chất lượng cao và truyền thống lâu đời nhất trên thế giới (http://science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlsubcatg.cgi?PC=K). Về sau SCI mở rộng thành tập hợp SCIE (Science Citation Index Expanded) với khoảng 7.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ xuất bản từ năm 1900 đến nay (http://science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlsubcatg.cgi?PC=D). Hiện nay, ISI còn bao gồm tập hợp SSCI (Social Science Citation Index) với hơn 2.000 tập chí xuất bản từ năm 1956 đến nay và A&HCI (Arts & Humanities Citation Index) với hơn 1.200 tập chí xuất bản từ năm 1975 đến nay. Như vậy, ISI là tập hợp bao hàm cả SCI, SCIE, SSCI và A&HCI với tổng cộng khoảng 10.000 tạp chí khoa học có chất lượng cao, trong tổng số hàng trăm nghìn tạp chí "thượng vàng hạ cám" trên thế giới.
Chất lượng của các tạp chí ISI chủ yếu được đánh giá dựa trên qui trình kiểm duyệt để đăng bài và các thống kê về chỉ số được trích dẫn của các bài báo đăng trên tạp chí đó thông qua chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor, IF). Các chỉ số khoa học từ nguồn ISI đã được Tổ chức xếp hạng đại học của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung quốc) sử dụng để đánh giá số lượng, chất lượng nghiên cứu khoa học và xếp hạng các trường đại học trên thế giới. Khi không có công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí ISI thì các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học sẽ không bao giờ lọt được vào bảng xếp hạng quốc tế nào.
Để dễ hình dung, chúng tôi tạm phác hoạ sơ đồ mô tả sự phân loại tạp chí khoa học theo ISI và chỉ số ISSN đối với tạp chí, ISBN đối với sách như sau:
Như đã nói ở trên, hiện nay, bên cạnh phân loại ISI, nhiều tổ chức xếp hạng thế giới, ví dụ như Tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học SCIMAGO (http://scimagojr.com) hoặc Tổ chức xếp hạng đại học (QS World University Rankings, http://www.topuniversities.com), ..., còn sử dụng cơ sở dữ liệu từ nguồn Scopus (được xây dựng từ tháng 11 năm 2004) của Elsevier (Hà Lan). Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng được lựa chọn nghiêm ngặt. Số lượng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi số lượng nẳm trong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng 70% số lượng tạp chí của ISI. Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các bài báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây. Cách đánh giá chất lượng các tạp chí của Scopus cũng dựa vào chỉ số ảnh hưởng IF, nhưng trang web của Scopus (http://www.scopus.com) rất tiện ích khi sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học của các cá nhân và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, ... Các số liệu của Scopus đã được SCIMAGO sử dụng để đánh giá, xếp hạng các tạp chí khoa học và các cơ sở khoa học. Theo số liệu đó, trong số hơn 2.800 cơ sở nghiên cứu mạnh ở trên thế giới, Việt Nam chúng ta đã có tên 3 đơn vị: Viện KH-CN Việt Nam, ĐHQG TPHCM và ĐHQG HN. Đặc biệt, trang web SCIMAGO (http://scimagojr.com) mở miễn phí, trong đó các tạp chí được xếp hạng chung và xếp hạng theo từng lĩnh vực và ngành hẹp, rất thuận tiện để Hội đồng chức danh giáo sư các cấp tra cứu, đánh giá chất lượng của các tạp chí khoa học quốc tế và bài báo khoa học liên quan.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có tạp chí khoa học nào được lọt vào danh sách ISI. Bộ KH-CN, Viện KH-CN Việt Nam và các cơ quan liên quan đã và đang cố gắng giới thiệu một số tạp chí khoa học của ta ra quốc tế để chúng ta có thể có được những tạp chí khoa học đầu tiên đạt chuẩn quốc tế ISI. Rất mừng là, vừa qua tạp chí toán học Acta Mathematica Vietnamica của Viện Toán học (Viện KH-CN Việt Nam) lần đầu tiên được lọt vào danh sách Scopus. Các quốc gia trong cộng đồng ASEAN như Malaysia đã có 48 tạp chí và Thái Lan đã có 21 tạp chí được công nhận để xếp vào hệ thống Scopus.
Chúng ta có thể tham khảo cách đánh giá các công bố quốc tế khi tài trợ cho các đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghê Quốc gia (NAFOSTED, website: http://nafosted.gov.vn). Cần phải nhấn mạnh thêm rằng: Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, công bố quốc tế không chỉ là một đòi hỏi quan trọng đối với các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, mà ngay cả đối với các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn,... Gần đây, khi Trung Quốc tăng cường lấn chiếm trên Biển Đông, thì chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng to lớn của những tiếng nói và tài liệu có căn cứ khoa học trên các diễn đàn quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam trong các lĩnh vực như khảo cổ, lịch sử, địa lý, biển đảo, luật quốc tế, ngoại giao,... để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Khi xếp hạng (tương đối chính xác) các tạp chí khoa học trên thế giới người ta thường dựa vào các chỉ số “đo” chất lượng khoa học của tạp chí, ví dụ chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) và chỉ số H (H-index). “Rất khó đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học, vì cộng đồng khoa học vẫn chưa nhất trí một chuẩn mực thống nhất cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu”. Tuy nhiên, hai chỉ số (có quan hệ với nhau) thường được sử dụng để ước định chất lượng của một công trình nghiên cứu khoa học là chỉ số ảnh hưởng và số lần trích dẫn (citation index). Theo định nghĩa được công nhận, hệ số ảnh hưởng IF là số lần trích dẫn hay tham khảo trung bình các bài báo mà tạp chí đã công bố hai năm trước. Do đó, những công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao, ví dụ như Science, Nature, ..., thường có chất lượng khoa học rất cao. Tuy nhiên, hệ số ảnh hưởng của tạp chí cũng còn phụ thuộc vào các ngành khoa học khác nhau.
Năm 2005, nhà vật lý người Mỹ Jorge Hirsch của Đại học California ở San Diego đã đưa thêm chỉ số H (H-index) để đánh giá các kết quả khoa học và làm cơ sở so sánh đóng góp khoa học của các nhà khoa học khác nhau (trong cùng lĩnh vực). Theo Jorge Hirsch thì một nhà khoa học có chỉ số H nếu trong số N công trình của ông ta có H công trình khoa học (H < N) có số lần trích dẫn của mỗi bài đạt được từ H trở lên. Như vậy, chỉ số H chứa đựng được cả hai thông tin: số lượng (số các bài báo được công bố) và chất lượng, tầm ảnh hưởng (số lần được các nhà khoa học khác trích dẫn) của hoạt động khoa học.
Jorge Hirsch cũng đã xem xét chỉ số H cho một số nhà khoa học và đưa ra nhận xét rằng, trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, các nhà khoa học Mỹ thành công (successful) sẽ có chỉ số H = 20 sau 20 năm; một nhà khoa học nổi tiếng (outstanding) sẽ có chỉ số H = 40 sau 20 năm; thiên tài khoa học (truly unique individual) sẽ có chỉ số H = 60 sau 20 năm. Jorge Hirsch cũng đã đề nghị rằng ở Mỹ một nhà khoa học có thể bổ nhiệm phó giáo sư (associate professor) nếu có chỉ số H khoảng 12 và giáo sư (full professor) nếu H vào khoảng 18. Các nhà khoa học được giải thưởng Nobel thường có chỉ số H trong khoảng từ 35 đến 100. Chỉ số H cao nhất của một số lĩnh vực khác như hoá - lý: 100, sinh học: 160, khoa học máy tính: 70, trong khi đó lĩnh vực kinh tế học có chỉ số H vào khoảng 40.
Thiết nghĩ, khi đánh giá các ứng viên để trao giải thưởng khoa học hoặc để công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, nếu chúng ta tham khảo thêm chỉ số H của ứng viên đó thì sẽ có thêm thông tin về mức độ ảnh hưởng của ứng viên đó trong cộng đồng khoa học cùng lĩnh vực. Hiện nay việc tìm chỉ số H của bất cứ nhà khoa học học nào đều rất đơn giản nhờ trang web của Scopus.
5. Một vài lưu ý khi trình bày bài báo trong các tạp chí khoa học
Gần đây, sau khi làm việc với 27 HĐCDGS ngành, liên ngành để tính điểm bài báo được đăng trong các tạp chí khoa học và tính điểm sách khoa học của các ứng viên giáo sư, phó giáo sư, Văn phòng HĐCDGSNN xin nêu lên một số nhận xét bước đầu như sau:
Cho đến nay, theo yêu cầu của HĐCDGSNN, hầu hết các tạp chí khoa học của nước ta, nơi đăng những bài báo khoa học của các ứng viên, đã được đăng ký mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ ISSN. HĐCDGSNN đã quy định từ năm 2012 trở đi chỉ những bài báo khoa học được đăng trong các tạp chí có chỉ số ISSN mới được các hội đồng chức danh giáo sư các cấp xem xét, tính điểm. Xin lưu ý thêm rằng, trong Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 về Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và trong Thông tư sửa đổi, bổ sung, số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012, Bộ GD-ĐT cũng đã quy định, khi nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ, nếu có những bài báo khoa học được đăng ở trong nước, thì chỉ được sử dụng những bài báo đã được công bố trên các tạp chí mà HĐCDGSNN tính điểm (xem “Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2012” của HĐCDGSNN). Bộ GD-ĐT cũng đã khuyến khích nghiên cứu sinh đăng bài trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được liệt kê tại địa chỉ http://science.thomsonreuters.com/mjl/.
Theo thông lệ quốc tế thì khi một bài báo khoa học được đăng trên tạp chí thường kèm theo các thông tin sau đây: Ngày tòa soạn nhận được bài báo /received, ngày phản biện đánh giá, yêu cầu sửa chữa lại bài báo (nếu có)/revised, ngày bài báo được đăng/accepted for publication, tóm tắt bài báo/summary/abstract (nếu bài báo được viết bằng tiếng Việt thì nên có tóm tắt bằng tiếng Anh), các mã số phân loại chuyên ngành của bài báo/subject classification, các từ khóa trong bài báo/keywords, tài liệu tham khảo khi viết bài báo/references,... Văn phòng HĐCDGSNN kiến nghị Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp: Để tiếp cận các quy chuẩn quốc tế, trong một tương lai gần, chỉ nên xem xét những bài báo khi được đăng ở trong nước đã có đủ các thông tin nêu trên. Mặc dù chúng ta biết rằng một bài báo khoa học được đăng ở trong nước với đầy đủ các thông tin như trên chưa hẳn chất lượng khoa học đã cao.
Lời cám ơn: Trong khi chuẩn bị tài liệu này, chúng tôi đã nhận được những góp ý và bổ sung rất có giá trị của GS Phạm Duy Hiển và GS Nguyễn Hữu Đức. Phần nói về Scopus và Scimago trong bài này là nhờ đóng góp của GS Nguyễn Hữu Đức.
1. Phạm Duy Hiển, A comparative study of research capabilities of East Asian countries and implications for Vietnam, High Educ., (Springer), Vol. 60, p. 615-626, 2010.
2. Phạm Duy Hiển, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Đức, Phạm Đức Chính, thông qua các đường link:
http://vietsciences.free.fr/khaocuu/congtrinhkhoahoc/khoahocvadaihocvn.htm),
http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyenvantuan/071229_nguyenvantuan-nguyendinhnguyen_chatluong-nckh-vietnam.htm), http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/102/46/16569,
3. http://en.wikipedia.org/wiki/H-index.
4. Nguồn thông tin từ Trung tâm ISSN Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ và từ Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. http://science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlsubcatg.cgi?PC=K
6. http://science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlsubcatg.cgi?PC=D
“Chu du thiên hạ” là cách tận hưởng cuộc sống, thông qua mỗi chuyến đi bạn sẽ thu về muôn vàn cảnh đẹp, một vùng trời văn hóa xứ sở cùng tấm chân tình người dân đôn hậu, hiền lành.
Hãy đặt chân đến Điểm tham quan khu bảo tồn Đồng Tháp Mười (ĐTQKBT Đồng Tháp Mười) xinh đẹp để được tận mắt ngắm nhìn “bức tranh thủy mặc” với cảnh vật đạt độ hoàn mỹ, đầy nghệ thuật của tạo hóa.
Huyền thoại về tên gọi Đồng Tháp Mười
Vùng Đồng Tháp Mười bao gồm cả ĐTQKBT Đồng Tháp Mười đây theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức được gọi chung chung là “Chằm ao” nghĩa là vùng đầm lầy rộng lớn, địa hình “lòng chảo” quanh năm đối mặt với hai thái cực một là ngập úng, hai là khô hạn triền miên cư dân thưa thở chủ yếu sống dựa vào nguồn thủy lợi tự nhiên. Gắn liền với những giai thoại “rạch mới sông Tranh” - con kênh đào của viên đô đốc Tây Sơn...
Giả thuyết ngày xưa, cánh đồng này thuộc một vương quốc giàu có. Trong nước có 10 đời quốc vương, mỗi vị xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng. Tháp Mười là ngôi tháp của ông vua thứ 10.
Khi thực dân Pháp chính thức chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, đặt cho vùng này một cái tên bằng tiếng Pháp là “Plaine des Joncs” dịch sang tiếng Việt là “Đồng Cỏ Lát”, “Đồng Cỏ Bàng”.
Cái tên gọi này còn gắn liền với giả thuyết do nơi đây có ngọn tháp 10 tầng của người Chân Lạp xưa, nên vào năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho xây ở Gò Tháp một ngôi tháp 10 tầng, cao 42m bằng đá xanh thật cũng lắm công phu và tài tình. Vì thế mà dân cư gọi cánh đồng bao la có cái tháp 10 ấy là Đồng Tháp Mười. Nơi đây còn là bối cảnh đặc biệt trong bộ phim “Cánh Đồng Hoang” của Đạo diễn Nguyễn Hồng Sến.
Nhịp sống ngày nay – hóa thân làm du lịch
Chỉ có trải nghiệm đi “xuồng ba lá” lênh đênh trên sông nước thì du khách mới hiểu hết được phong vị sống, nếp sinh hoạt của người dân sở tại. Vừa được người lái đò luyên thuyên kể chuyện về thời xưa với những huyền thoại kỳ bí, hấp dẫn bằng chất giọng miền tây chân chất, hiền hòa, dễ mến.
Uốn lượn quanh co, len lỏi trên con đường nước du khách sẽ bất ngờ khi ong đưa bướm lượn tình tứ ngọt ngào, màu hoa súng, hoa sen nở đỏ tươi, đưa ngát hương thơm giữa mênh mông rừng xanh hùng vĩ. Cây tràm cổ tung xòe bộ rễ xù xì nhuốm màu thời gian, những chiếc lá tươi non đong đưa trong gió, những chùm hoa phảng phất mùi hương dịu nhẹ du khách sẽ cảm thấy thư giãn thoải mái vô cùng. Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng chim hót đắm say như một khúc tình si ngân nga khắp lối.
Mỗi mùa một vẻ khi con nước lũ đổ về kéo theo lục bình trôi dạt tập trung thành nhiều mảng giăng kín, hoa trổ tím cả một dòng kênh vô cùng lãng mạn. Những đàn cá kéo nhau về cùng nước lũ mang đến một nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào.
Khi hoàng hôn buông xuống, lúc mặt trời biến mất và để lại một trò chơi của những sắc thái vàng. Những tia nắng cuối cùng trong ngày nhạt dần chỉ còn sót lại những sợi tơ vàng óng xuyên qua từng kẻ lá, mang đến sự lãng mạn, ấm áp và bình yên,… với nhiều người đó là khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong ngày ở ĐTQKBT Đồng Tháp Mười.
Nếu bạn yêu thích những cảnh sắc yên ả, tình tứ đầy quyến rũ hay muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ đặc trưng, khác lạ mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng thì ĐTQKBT Đồng Tháp Mười là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.
Trước thềm xuân mới, còn chần chờ gì nữa tranh thủ triển ngay kế hoạch với gia đình, “ới gọi” hội bạn thân cùng nhau khám phá, chinh phục địa điểm “mới toanh” siêu hấp dẫn này nhé!
TCGCVN - Xã hội Nho giáo Việt Nam thời phong kiến mang định kiến nặng nề với phụ nữ, không cho họ quyền tham gia học hành, thi cử. Tuy nhiên, trong hơn 800 năm lịch sử khoa bảng của Việt Nam, vẫn có một nữ tiến sĩ xuất hiện. Theo Đại Nam dư địa chí ước biên: "Am Đàm Hoa, Tiến sĩ gái" (ở am Đàm Hoa có một nữ tiến sĩ). Đại Nam nhất thống chí ghi rõ tên bà là Nguyễn Thị Duệ, một số tài liệu khác lại gọi là Nguyễn Thị Du hoặc Nguyễn Ngọc Toàn. Nguyễn Thị Duệ là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đỗ tiến sĩ trong thời đại phong kiến Việt Nam, được người dân ca tụng là “Bà Chúa Sao Sa”. Bà có nhiều đóng góp cho nền giáo dục đương thời. Bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia.