Trước mỗi kỳ tuyển sinh Đại học, những câu hỏi như là kỹ sư dầu khí là gì - kỹ sư dầu khí học trường nào - kỹ sư dầu khí lương bao nhiêu… được tìm kiếm khá nhiều trên internet. Nếu bạn cũng thắc mắc, hãy tìm hiểu cùng Vieclamnhamay.vn nhé!

► ​Bạn muốn trở thành kỹ sư dầu khí?

Để trở thành kỹ sư dầu khí, đầu tiên bạn cần theo học chuyên ngành kỹ thuật dầu khí trong trường Đại học có ngành đào tạo này. Sau khi được cấp bằng kỹ sư ra trường, sẽ tốn một vài năm cho bạn học nghề thực tế hoặc đi tu nghiệp nước ngoài học hỏi thêm công nghệ và nâng cao kiến thức chuyên môn. Từ năm thứ 5 trở đi là lúc bạn trở thành 1 kỹ sư dầu khí thực thụ với kỹ năng nghề nghiệp vững vàng cũng như khả năng truyền đạt, hướng dẫn cho đội ngũ kỹ sư mới.

Ngoài những bằng cấp chuyên môn, nghề kỹ sư dầu khí cũng đòi hỏi những kỹ năng, tố chất như:

Kỹ năng phân tích: Đặc trưng của ngành này bạn cần nắm vững lượng lớn thông tin và dữ liệu kỹ thuật để đảm bảo rằng các cơ sở hoạt động an toàn và hiệu quả. Vì vậy kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình.

Sự sáng tạo: Mỗi một địa điểm dầu khí sẽ có sự khác nhau về địa chất, quy mô, kỹ thuật tiếp cận… Vì vậy, là một kỹ sư dầu khí, bạn phải có khả năng đưa ra các thiết kế sáng tạo để thực hiện những điểm khoan mới nhanh chóng, chính xác

Kỹ năng toán học: Các kỹ sư dầu khí sử dụng các nguyên tắc giải tích và các chủ đề nâng cao khác trong toán học để phân tích, thiết kế và xử lý sự cố trong công việc của họ. Toán học đóng vai trò quan trọng trong kỹ năng công việc của kỹ sư dầu khí.

kỹ năng giải quyết vấn đề: Tiếp cận vấn đề và xử lý nhanh chóng sẽ giảm thiểu chi phí phát sinh không đáng có. Tiết kiệm được thời gian để giải quyết nhiều công việc quan trọng khác.

Công việc của kỹ sư dầu khí nhiều khi phải tiếp xúc, phối hợp làm việc với các chuyên gia nước ngoài, cho nên bạn cần đầu tư thời gian rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cho thật tốt nhé!

Xem thêm: ​160+ Từ vựng tiếng Anh dành cho kỹ sư dầu khí

Khí đốt là một mặt hàng quý báu đối với các ngành công nghiệp, việc sản xuất điện và sưởi ấm các tòa nhà, đặc biệt là ở Bắc Âu, nơi mùa đông thường rất lạnh giá và kéo dài. Điều này giải thích vì sao các quốc gia châu Âu nhập khí đốt từ nhiều nguồn, nhưng lại ngày càng phục thuộc vào nguồn cung từ Nga để làm ấm nhà ở và duy trì sự phát triển kinh tế.

Cắt khí đốt lợi hại hơn cả cấm vận dầu

Vào năm 1967 và 1973, các nước Arab cắt xuất khẩu dầu sang Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với các nước láng giềng Arab. Rút lại nguồn cung dầu là một cách để gây thiệt hại cho kinh tế đối phương và nhận được các nhượng bộ về chính sách.

Nhưng ngày nay, lệnh cấm vận dầu không còn hiệu quả như xưa nữa. Dầu mỏ là một mặt hàng có thể thay thế trên thị trường toàn cầu. Nếu một nguồn cắt đứt việc xuất hàng thì các nước nhập khẩu có thể chuyển sang mua thêm dầu từ các nguồn cung khác, mặc dù họ có thể phải trả mức giá cao hơn so với khi tham gia các hợp đồng dài hạn.

Điều này là khả thi vì hơn 60% lượng dầu tiêu thụ hàng ngày trên thế giới được giao bằng đường biển. Vào bất cứ thời điểm nào đều có một đội tàu biển chở dầu thô từ điểm này tới điểm khác trên toàn cầu. Nếu có sự gián đoạn nào đó, các tàu này có thể chuyển hướng và tới các điểm mới trong vòng vài tuần.

Do vậy, một nước sản xuất dầu khó ngăn nước tiêu thụ dầu đi mua dầu trên thị trường toàn cầu.

Trái lại, khí đốt được vận chuyển chủ yếu bằng đường ống dẫn. Chỉ có 13% nguồn khí đốt thế giới được cung cấp thông qua các bình chứa khí hóa lỏng. Điều này khiến khí đốt mang tính chất thiên về mặt hàng khu vực hoặc lục địa, với người bán kẻ mua đều có liên hệ trực tiếp với nhau.

Bên mua khó tìm khí đốt thay thế hơn so với dầu mỏ, bởi lẽ việc đặt các đường ống dẫn khí hay xây các bến nhập hoặc xuất khí đốt hỏa lỏng mới có thể tiêu tốn tới hàng tỷ USD và mất nhiều năm. Do đó, các gián đoạn về khí đốt thường dễ cảm nhận một cách nhanh chóng và có thể kéo dài.

Chi phí thực sự từ việc mua khí đốt của Nga

Việc các nước châu Âu phụ thuộc vào năng lượng Nga, đặc biệt là khí đốt, khiến chính sách đối ngoại của họ trở nên phức tạp.

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch tấn công Ukraine vào cuối tháng 2/2022, giới quan sát đã chỉ ra rằng sự phụ thuộc nói trên trong nhiều thập kỷ đã khiến chính quyền của Tổng thống Putin thêm cứng rắn còn các chính phủ châu Âu thì ngần ngại khi đối mặt với các động thái của chính quyền Nga. Không phải ngẫu nhiên Nga bắt đầu tấn công Ukraine vào tháng 2 - thời điểm châu Âu lạnh nhất và có nhu cầu cao nhất về khí đốt để sưởi ấm các tòa nhà.

Do mạng lưới khí đốt châu Âu vắt qua nhiều nước, việc Nga khóa van khí đốt dẫn sang Ba Lan và Bulgaria đã ảnh hưởng đến không chỉ hai nước đó. Giá gas sẽ tăng khi áp lực khí đốt trong các đường ống chạy từ hai nước này tới các quốc gia khác sụt giảm. Việc thiếu hụt khí đốt cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới cả những nước nằm xa dưới thượng nguồn dòng chảy khí đốt, như là Pháp và Đức.

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo rằng việc phương Tây cố gắng đánh bật các công ty dầu khí của Nga ra khỏi thị trường của họ sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Nếu các nước châu Âu có thể giảm nhanh việc tiêu thụ khí đốt còn các nhà máy điện chạy bằng khí đốt của họ lựa chọn các nguồn nhiên liệu khác thì họ có thể làm chậm tiến trình đau đớn. Việc sử dụng nhiều hơn khí hóa lỏng nhập khẩu thông qua các bến ven biển cũng giúp cải thiện phần nào tình hình.

Về dài hạn, Liên minh châu Âu đang nỗ lực tăng hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà hiện nay, giờ đã hiệu quả so với các tòa nhà của Mỹ. Họ cũng hướng tới việc bơm đầy các kho dự trữ khí đốt lên tới 90% công suất trong các mùa thấp điểm khi nhu cầu về khí đốt thấp hơn. Ngoài ra, EU cũng có thể đẩy mạnh sản xuất khí sinh học tại địa phương, dùng để thay thế khí đốt hóa thạch. Khí sinh học được tạo ra từ rác thải nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác, có thể tái tạo được.

Xây dựng thêm các bến để nhập khí tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, Canada và các nước "thân thiện" khác của EU cũng là một sự lựa chọn. Tuy nhiên, việc tạo ra cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch sẽ xung đột với các nỗ lực giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để làm chậm lại tình trạng biến đối khí hậu.

Một ưu tiên chính của EU là gia tăng các nhà máy điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt và điện hạt nhân càng sớm càng tốt để thay thế cho các nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên. Giải pháp nữa là thay thế hệ thống sưởi bằng khí đốt bằng các bơm nhiệt chạy bằng điện - thiết bị này cũng giúp điều hòa nhiệt độ ở châu Âu trong các đợt sóng nhiệt vào mùa hè. Các giải pháp này đều phù hợp với các mục tiêu khí hậu của EU. Như vậy, việc Nga khóa van khí đốt có thể lại giúp các nước châu Âu chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng điện năng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên tất cả các giải pháp này đều tốn thời gian. Và trước mùa đông sắp tới, châu Âu không có nhiều lựa chọn.

Nga đóng van khí đốt có phản tác dụng?

Một mặt việc này gây đau đớn cho người tiêu dùng châu Âu; mặt khác, động thái đó cũng không dễ chịu nhiều với Nga vì Nga cũng rất cần tiền.

Hiện nay Tổng thống Putin đang ép các nước "không thân thiện" thanh toán năng lượng Nga bằng đồng rúp để thúc đẩy đồng nội tệ Nga đã bị mất giá do tác động từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Tuy nhiên, có những nước như Ba Lan và Bulgaria từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Một câu hỏi quan trọng hiện nay là châu Âu cần khí đốt Nga hơn hay là Nga cần tiền từ việc bán năng lượng cho châu Âu hơn./.