Tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích cá nhân, bạn có thể chọn giữa đại học và học viện. Nếu bạn muốn có một nền tảng kiến thức rộng và làm việc trong nhiều lĩnh vực, đại học có thể là sự lựa chọn tốt. Nếu bạn muốn theo đuổi một lĩnh vực chuyên biệt và cần các kỹ năng thực hành, học viện có thể là lựa chọn phù hợp hơn. Điều quan trọng là nghiên cứu và xác định mục tiêu của mình để chọn trường hợp phù hợp nhất cho sự nghiệp tương lai. Bạn có thể tham khảo thêm hai loại hình này trong bài viết “Đại học và học viện khác nhau chỗ nào?”

Đại học và học viện, học tại đâu tốt hơn?

Chúng ta có thể thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể về giá trị giữa học viện và trường đại học. Để vào được trường, học sinh còn phải vượt qua các kỳ thi và đạt số điểm do trường quy định. Để được nhận vào một trường đại học hoặc học viện đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Vì vậy, việc quyết định học đại học hay học viện cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, không có lời khuyên chính xác nào về việc bạn nên học ở học viện hay đại học. Bởi lẽ, khi so sánh thì có rất nhiều nhược điểm rõ ràng. Thay vào đó, bạn cần có hiểu biết rõ ràng về lĩnh vực học tập mà bạn thích. Hãy chắc chắn rằng bạn đam mê nghiên cứu hoặc chỉ học thôi, sau đó hãy tìm việc làm. Nếu bạn cố gắng tự trả lời, bạn sẽ biết câu trả lời cho chính mình.

Nếu bạn đang phân vân nên theo học tại học viện hay trường đại học, hãy suy nghĩ lại sau khi biết sự khác biệt giữa học viện và trường đại học. Trường đại học là môi trường thích hợp cho những ai vừa khám phá bản thân vừa yêu thích chương trình giảng dạy, đồng thời trau dồi kiến ​​thức và kỹ năng thực tế. Đại học còn là nơi bạn có thể trau dồi những kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực chuyên môn của mình và có thể mong đợi sự ổn định sau khi tốt nghiệp.Học đại học không chỉ là học chữ và lý thuyết. Học sinh có được cái nhìn tổng quan về kiến ​​thức và có thể tự mình khám phá, mở rộng kiến ​​thức khi cần thiết. Mặt khác, nếu sinh viên muốn rèn luyện và đầu tư vào kỹ năng thì môi trường đại học cũng tạo nhiều điều kiện nhất có thể.

Khác với sinh viên theo học đại học, học viện là nơi sinh viên có cơ hội nghiên cứu, học tập chuyên sâu và mở rộng kiến ​​thức lý thuyết. Ở đây, sự phát triển các kỹ năng liên quan đến công việc của sinh viên còn hạn chế. Ở cấp độ học viện, sinh viên khám phá các lĩnh vực trong lĩnh vực học tập của họ. Các lĩnh vực nghiên cứu phổ biến ở nước ta bao gồm hành chính công, kinh tế, quân sự, nghệ thuật và ngoại giao.Trong chương trình học của Học viện, sinh viên phải là người yêu thích lý thuyết và có khả năng chịu được áp lực kiến ​​thức nhiều, thời gian dành cho sách và chữ in khổ lớn. Nó giống như một khuôn khổ hoặc quy tắc. Tuy nhiên, các môn học chính của học viện được đánh giá là rất thoải mái và không hề bị gò bó hay ép buộc về mặt lý thuyết.Ngoài ra, khi học ở học viện, nhiều người cho rằng những môn chuyên ngành không có tính ứng dụng cao. Vì vậy, sinh viên học viện cần phải dành nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng sau khi tốt nghiệp nếu muốn có được một công việc năng động, tốt khác với công việc nghiên cứu.

TTO - * Cho em biết, học viện và đại học khác nhau như thế nào? Bằng cấp của hai tên gọi này có gì khác nhau không?

- Học viện có phần dạy và phần nghiên cứu (thường Học viện là đơn vị của ngành), còn ĐH chuyên giảng dạy. Tuy nhiên, Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu; còn đào tạo của ĐH mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.

Bằng cấp của Học viện cũng như của ĐH đều giống nhau do Bộ GD-ĐT quy định, sinh viên ra trường đều được cấp bằng cử nhân.

* Em đạt giải 3 quốc gia môn Anh văn. Em định nộp đơn tuyển thẳng vào Trường ĐH Ngoại thương nhưng em nghe nói là giải 3 khó vào lắm. Nếu không nằm trong danh sách tuyển thẳng thì em có được tuyển vào khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) không? Em có được nộp đơn tuyển thẳng vào nhiều trường không? (Anh Tú, anhtusv@)

- Tùy tình hình số thí sinh nộp đơn tuyển thẳng mỗi năm mà các trường sẽ nhận số lượng tuyển thẳng. Thông thường trường căn cứ vào học lực, điểm trung bình các bài thi tốt nghiệp THPT, và học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia từ giải cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Mỗi thí sinh đủ điều kiện tuyển thẳng được đăng ký 3 nguyện vọng vào 3 trường (ngành) theo thứ tự ưu tiên: nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào 3 trường khác nhau, mỗi trường một ngành hoặc cả 3 nguyện vọng đều đăng ký vào 1 trường nhưng ở 3 ngành khác nhau.

Do đó, bạn có thể đăng ký vào 3 trường (ngành) mà bạn ưng ý nhất. Rất ít trường hợp cả 3 nguyện vọng đều không trúng tuyển, trừ khi bạn chọn cả 3 trường (ngành) đều quá “có tiếng”!

* Em dự thi vào ngành Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng không biết điểm chuẩn các năm trước là bao nhiêu, học ngành này ra em có thể làm việc ở đâu, học phí là bao nhiêu? (thanhhuongdq@)

- Chuyên ngành Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đào tạo cử nhân kinh tế quản lý nguồn nhân lực ở các khía cạnh quan trọng sau: nguồn lao động, quản lý và sử dụng lao động, các hình thức thù lao; nghiên cứu dân số phát triển, di dân, đô thị hóa; lao động, tiền lương, quản trị nhân sự, tổ chức lao động khoa học, các vấn đề tâm lý trong quản lý lao động…

SV tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý vĩ mô ở trung ương như các bộ, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu cho đến các phòng tổ chức cán bộ, quản trị nhân sự của các cơ quan, doanh nghiệp.

Điểm chuẩn trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2004 là 16.5 điểm, năm 2005 là 19.5 điểm đối với thí sinh là học sinh phổ thông khu vực 3 cho tất cả các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường. Học phí khoảng 2 triệu đồng/năm.

* Cho em hỏi ngành Công nghệ môi trường đào tạo chuyên ngành gì? Em đã nộp đơn vào Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Xin cho em biết điểm chuẩn năm rồi là bao nhiêu (có thể cho em biết thêm điểm một số trường khác) và sau khi tốt nghiệp em có thể làm việc ở đâu? (b52bombiquaoi@)

- Ngành Công nghệ môi trường tùy từng trường sẽ tuyển sinh khối A (Toán, Lý, Hóa) hoặc khối B (Toán, Hóa, Sinh). Các trường đào tạo ngành này gồm ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (điểm chuẩn năm 2005 là 17 điểm), ĐH Công nghiệp TP.HCM (18 điểm), ĐHDL Văn Lang (15 điểm), ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) (21 điểm), ĐH Bách khoa Hà Nội (25.5 điểm), ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) (21 điểm)...

Chuyên ngành Công nghệ môi trường sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải bằng các biện pháp sinh học, lý học, và hóa học.

Sinh viên có khả năng thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt - chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, xử lý không khí ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường và môi trường khu công nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên làm việc tại các nhà máy xí nghiệp, các công ty xử lý chất thải như: Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các Sở Khoa học công nghệ & môi trường, Sở Địa chính, Sở Khoa học và phát triển nông thôn, UBND các huyện thị; các công ty như cấp thoát nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản, có thể giảng dạy về khoa học môi trường từ bậc THPT đến CĐ, ĐH…

Xã hội càng đi dần vào công nghiệp hóa, tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên nặng nề và do vậy ngành Công nghệ môi trường càng lúc càng quan trọng. Kỹ sư ngành này hiện đang rất thiếu, do vậy cơ hội công việc đang rất cao.

* Em đã tốt nghiệp TCCN ngành Cơ khí chế tạo máy. Hiện em muốn học liên thông hay thi khối K lên CĐ hay ĐH, vậy em có thể học tại trường nào? (minh_quang110@)

- Bạn có thể thi đúng chuyên ngành bạn học TCCN là Cơ khí chế tạo máy (mã ngành 132) vào khối K của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (1 Võ Văn Ngân, Q.Thủ Đức, TP.HCM). Bạn sẽ thi môn Toán, Lý, Vẽ kỹ thuật vào ngày 1 và 2-8-2006. Trường nhận hồ sơ tại Phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên đến hết ngày 1-7-2006.

* Năm nay em thi ngành Đạo diễn điện ảnh Trường CĐ Sân khấu điện ảnh TP.HCM. Môn thi của ngành này là gì và nội dung cụ thể của môn năng khiếu thi những gì? (Lại Minh Khoa, thaianhkhoa_s@)

- Ngành Đạo diễn điện ảnh của Trường CĐ Sân khấu điện ảnh TP.HCM thi môn Văn, Phân tích phim, Năng khiếu. Môn Năng khiếu sẽ thi một tiểu phẩm không quá 6 phút và thi vấn đáp.

Các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có những yêu cầu thắc mắc về tuyển sinh ĐH-CĐ-THCN 2006, thắc mắc các ngành học, quy chế... có thể gửi email đến Tuổi Trẻ Online tại địa chỉ: [email protected]

Tuổi Trẻ Online sẽ trả lời thắc mắc của bạn đọc trong thời gian sớm nhất. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ chữ có dấu (font chữ unicode).

Hầu hết mọi người chỉ biết đến lựa chọn du học Đức thông qua các chương trình hệ Đại học (Cử nhân hoặc Kỹ sư) nhưng thực tế còn có phương án du học nghề ở Đức với nhiều ưu điểm vượt trội không kém. Trong bài viết này VICAT sẽ so sánh hai hướng du học Đức hệ Đại học và học nghề ở Đức dựa trên một số tiêu chí nhất định để bạn và gia đình nắm được những sự khác biệt cơ bản trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chương trình đào tạo hệ Đại học ở Đức thường kéo dài trong khoảng 6 tới 7 học kỳ, tương đương 3 đến 3,5 năm cho các ngành học thông thường. Riêng với ngành học trong lĩnh vực y tế thì nền giáo dục Đức không chia ra hai hệ Đại học và Thạc sĩ mà gộp chung lại nên thời gian học tăng lên gấp đôi là 6 đến 7 năm. Chưa kể sinh viên Việt Nam muốn nhập học vào các trường đại học Đức còn buộc phải tham gia và thi tốt nghiệp khóa đào tạo dự bị bắt buộc cho  học sinh đến từ các nước không trong khối EU – “Studienkolleg” kéo dài 1 năm để làm quen với hệ thống giáo dục Đức vốn có nhiều khác biệt so với quê nhà.

Trong khi đó, chương trình du học nghề ở Đức cũng kéo dài trong 3 năm. Nhưng điểm khác biệt là nếu bạn chọn học nghề liên quan đến lĩnh vực y tế, ví dụ như điều dưỡng, thì không phải học đến 6 năm như trên mà vẫn chỉ cần 3 năm là đủ điều kiện hành nghề. Cộng thêm giai đoạn học tiếng trước đó thì nhìn chung lựa chọn du học nghề ở Đức thậm chí còn có ưu thế vượt trội hơn về khoản tiết kiệm thời gian so với con đường đại học.