Chào mừng bạn đến với website Trường mầm non An Dương

Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động

Hình ảnh trẻ tham gia các hoạt động những ngày đầu đến trường năm học 2023 - 2024

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ (Ảnh tư liệu Di tích lịch sử Dinh Độc Lập)

Vũ Ngọc Nhạ, sinh năm 1928 tại Hội Khê, Vũ Tiên, Thái Bình. Sau khi Nhật đảo chính Pháp tháng 3/1945, ông tham gia cách mạng và bắt đầu với nhiệm vụ liên lạc viên. Sau này ông làm công tác dân vận của chính quyền Việt Minh tại địa phương, phụ trách khối Công giáo.

Năm 1954, Vũ Ngọc Nhạ được tổ chức chọn vào Nam hoạt động tình báo với vỏ bọc một giáo dân bị Việt Minh kỳ thị tôn giáo phải về sống tại Phát Diệm (Ninh Bình). Năm 1955, Vũ Ngọc Nhạ vào Sài Gòn làm thư ký ở Bộ Công Chánh. Ông sử dụng mối quan hệ giữa Công giáo với chính quyền Ngô Đình Diệm để khai thác thông tin cho hoạt động tình báo.

Đầu tháng 12 năm 1958, ông bị Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung phát hiện, bắt với tội danh “cộng sản nằm vùng” và bị giam tại Trại Tòa Khâm (Huế). Trong thời gian bị giam giữ, Vũ Ngọc Nhạ kết nối với một số nhân viên tình báo như Nguyễn Xuân Hòe, Lê Hữu Thúy… đặc biệt là Chỉ huy tình báo Trần Quốc Hương (tức Mười Hương). Mật vụ điều tra không tìm thấy chứng cứ liên quan, ông được thả năm 1961. Về lại Sài Gòn, Vũ Ngọc Nhạ trở thành người liên lạc và tham mưu giữa Chính quyền Ngô Đình Diệm với Công giáo di cư.

Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính và bị ám sát ngày 2/11/1963, Vũ Ngọc Nhạ tranh thủ thời cơ, phát triển mạng lưới tình báo A22. Với vai trò “cố vấn” đặc biệt cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về vấn đề Công giáo, Vũ Ngọc Nhạ và nhóm tình báo A22 đã khai thác và cung cấp được nhiều tài liệu, văn bản quan trọng của chính quyền Sài Gòn cho hoạt động đấu tranh của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ – CIA từ lâu đã nghi ngờ để ý tới mối quan hệ của những thành viên trong nhóm, hầu hết đã bị giam tại Huế năm 1958. Tháng 7/1968, Tổng nha Cảnh sát phát hiện nhiều hoạt động của những cá nhân trong chính quyền liên quan đến Vũ Ngọc Nhạ.

Ngày 16/7/1969, sau một thời gian dài thâm nhập, theo dõi và thu thập chứng cứ, Văn phòng Khối cảnh sát đặc biệt tiến hành kế hoạch phá vỡ tổ chức tình báo chiến lược A22.  Số người bị bắt liên quan đến cụm tình báo này lên tới 51 người. Chính trường Sài Gòn rung động, Tổng nha cảnh sát VNCH nhận xét: “Cụm A22 hoạt động và phát triển đều đặn suốt từ đó và đã thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc. Với các trưởng lưới như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy và Hoàng Hồ, cụm đã phát triển một hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa.”. Vụ án được đưa ra xét xử vào tháng 11/1969. Vũ Ngọc Nhạ bị tuyên án chung thân, giam ở Sài Gòn rồi sau đó bị đưa ra Côn Đảo.

Tháng 7/1973, tại Lộc Ninh, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã trao trả ông cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam theo quy chế tù chính trị của Hiệp định Paris. Dựa vào vị trí đã có, ông tiếp tục vận động các linh mục ủng hộ và tham gia lực lượng thứ 3 tạo thời cơ cho cách mạng.

Sau khi đất nước được thống nhất, ông trở lại chính mình với quân hàm Thiếu tướng và sống những ngày tháng an yên bên gia đình và bạn bè. Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ và những chiến công của ông đã trở thành huyền thoại trong ngành tình báo Việt Nam.

Ông mất năm 2002 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sơ đồ Cụm tình báo chiến lược A22, báo Cấp tiến số199 ngày 01/12/1969 Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia II