Giải Pháp Nâng Cao Năng Suất Lao Động
Khái quát chung về năng suất lao động
Lời giải nằm ở chất lượng nguồn nhân lực
Trao đổi với phóng viên VOV2 bên hành lang nghị trường, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) cho rằng nguyên nhân khiến tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam “tụt hậu” là do chưa được quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp nào mang tính căn cơ. Chỉ cần nhìn vào hệ thống giáo dục, đào tạo cũng có thể nhận ra điều này. “Qua hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tôi thấy chúng ta chưa có tâm thế, chưa có sự chuẩn bị để đáp ứng xu thế phát triển của xã hội”, ông Hạ chia sẻ.
Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, để cải thiện năng suất lao động phải có những bước đi mang tính bền vững, trong đó, cần tập trung vào việc đào tạo, nâng cao “chất lượng nguồn nhân lực. “Thị trường lao động sẽ có sự dịch chuyển giữa các ngành nghề. Trong thời đại công nghệ, một số nghề truyền thống sẽ mất đi, nghề mới sẽ xuất hiện. Vì thế, chúng ta phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nếu không sẽ tụt hậu sâu hơn nữa. Giải pháp căn cơ phải là từ đào tạo, đây là nền móng cho sự thay đổi”, ông Hạ nêu quan điểm.
Đại biểu Trần Quang Khải (Đoàn Hà Nam) cũng nêu ý kiến phải đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ông cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa cho phát triển kinh tế xã hội, cho cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Theo ông, Chính phủ, Quốc hội cần có chính sách đột phá, khắc phục những rào cản đối với việc phát triển nhân lực chất lượng cao. Dự báo nước ta cần đào tạo khoảng 50.000 đến 100.000 nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn 2025-2030. Điều này cho thấy sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như thế nào, đặc biệt là khi quan hệ Việt - Mỹ được nâng cấp.
“Tôi tin rằng Việt Nam sẽ khác biệt và thịnh vượng hơn trong kỷ nguyên số nếu chúng ta kịp thời có những chính sách đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Khải bày tỏ.
Ông Khải cũng kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, định hướng kịp thời các chính sách đột phá nhằm phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới.
Giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 01/11/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục nhận thức rất rõ trách nhiệm cũng như sứ mệnh của mình trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã lên kế hoạch để triển khai đào tạo nhân lực cho lĩnh vực bán dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu như dự báo. Bộ cũng đã ký một hiệp định với Intel và các doanh nghiệp để xác định chính xác nguồn nhân lực cho các nhóm, đồng thời, không đào tạo ào ào tránh dẫn đến dư thừa. Dự kiến, trong năm 2024, ngành giáo dục sẽ tuyển sinh hơn 1.000 nhân lực trong lĩnh vực trực tiếp thiết kế vi mạch, bán dẫn. Các lĩnh vực liên quan sẽ tuyển khoảng 7.000 nhân lực và sẽ tăng dần số lượng từ 20 đến 30% mỗi năm.
Với kế hoạch đề ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trong thời gian tới sẽ đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, vẫn cần thêm nữa sự quan tâm, đầu tư từ các cấp, các ngành: “Vi mạch, bán dẫn là một lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi cao nhưng cũng mong có sự đầu tư cao, chứ nếu không thì không thể tay không bắt Chip được”./.
baophutho.vn Tối 11/12, tại Nhà hát Quân đội, Liên minh HTX Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã, trao giải thưởng Mai...
baophutho.vn Những năm qua, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là ở khu vực vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn...
PTĐT - Xuất phát từ một doanh nghiệp bia địa phương trực thuộc Ban tài chính quản trị Tỉnh ủy Vĩnh Phú, qua 25 năm hoạt động, nhờ có cách làm hiệu quả, Công ty cổ phần Bia Hà...
PTĐT - Theo số liệu từ Cục Thống kê Phú Thọ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 05 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.830 tỷ đồng, tăng 17,04% so với cùng kỳ năm trước.
PTĐT - Ngày 8-6, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ tỉnh Sơn La tổ chức tọa đàm “Doanh nhân trẻ - kết nối - phát triển”.
EVN đang khẩn trương thiết kế một số mẫu hóa đơn tiền điện mới có tính trực quan hơn, đơn giản hơn và có biểu đồ hiển thị mức tiêu thụ điện theo từng tháng gần đó để...
PTĐT - Vẫn giữ dáng dấp của một xã miền núi song Minh Đài, huyện Tân Sơn đang khởi sắc từng ngày. Những con đường bê tông thẳng tắp dẫn vào những trường học, trạm y tế khang trang...
PTĐT - Kinh tế tập thể (KTTT), mà trọng tâm là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đang ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của thành phố Việt Trì.
PTĐT - Hiện nay, nghề nuôi thủy sản đang phát triển ở huyện Đoan Hùng, từng bước hình thành các vùng nuôi tập trung theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
PTĐT - Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của HTX, anh Bùi Đức Tuyển, Giám đốc HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Xuân Phúc, xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa ...
PTĐT - Giảm chi phí công lao động, giống, thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, năng suất lúa lại tăng cao. Đó là những kết quả đạt được từ mô hình cấy lúa hiệu ứng hàng biên do Hội...
PTĐT - Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định rõ các mục tiêu cơ bản đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 đến 1,5%/năm; các huyện nghèo, xã...