Chó Cắn Mèo
Tiêm phòng dại là cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người vì bệnh dại. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường được truyền từ động vật sang người qua cắn hoặc liếm. Để đối phó với bệnh dại, việc tiêm phòng dại là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh trong trường hợp tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh.
Các trường hợp cần tiêm phòng dại sau khi bị chó, mèo cắn
Như trên đã đề cập, bệnh dại hiện vẫn chưa có phương pháp và thuốc điều trị triệt để nên khả năng tử vong gần như là 100% đối với các đối tượng không tiêm phòng dại. Tất cả các trường hợp bị động vật nghi dại cắn đều cần tiêm phòng vắc xin dại, đặc biệt:
Có nhiều loại vắc xin phòng dại, tuy nhiên hiện Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng dại là vắc xin Verorab (Pháp) và vắc xin Abhayrab (Human Biological Institute, Ấn Độ). Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, phác đồ tiêm phòng dại được phân chia thành 2 phác đồ là tiêm dự phòng trước phơi nhiễm và tiêm sau khi phơi nhiễm. Cụ thể như sau:
– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).
– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.
– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).
– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.
(*) Dành cho người có nguy cơ cao như nhân viên làm trong phòng thí nghiệm về nghiên cứu hay sản xuất liên quan đến Dại, bác sỹ thú y, người thám hiểm hang động, người điều khiển thú và người gác rừng trong vùng có bệnh dại ở động vật…
Giá tiêm phòng dại là bao nhiêu?
Theo thông tin từ các trung tâm tiêm chủng và các cơ sở y tế, chi phí tiêm phòng dại được xác định phụ thuộc vào huyết thanh kháng dại và tình trạng vết thương sau khi bị động vật tấn công. Thông thường, giá tiêm phòng dại dao động khoảng từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng/ liều. Chi phí cho huyết thanh kháng dại được xác định dựa trên thể trọng người tiêm bởi liều lượng huyết thanh được tiêm sẽ phụ thuộc vào thể trọng khác nhau của mỗi người (ml/kg), chi phí tiêm huyết thanh sẽ giao động từ 450.000 đồng đến 750.000 đồng.
Mức giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách hàng, để khách hàng có được cái nhìn tổng quát nhất về giá trị của mỗi liều vắc xin phòng dại. Giá cả vắc xin có thể thay đổi theo từng thời điểm vắc xin có đang ở tình trạng khan hiếm hay không.
Để đảm bảo giá cả bình ổn, ngay cả khi vắc xin rơi vào thời kỳ khan hiếm, quý khách hàng có thể đến với Trung tâm tiêm chủng VNVC trước để nhận sự tư vấn về phác đồ tiêm, thông tin mũi tiêm phù hợp và thực hiện tiêm phòng dại. Hiện nay, tại toàn bộ Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC đang có mặt đầy đủ cả 2 loại vắc xin phòng dại đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam với mức giá bình ổn.
Tham khảo chi tiết giá vắc xin phòng dại TẠI ĐÂY
Báo cáo khi bị động vật cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ
Nếu bạn bị cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm bệnh dại, hãy báo ngay cho cơ quan y tế địa phương. Họ sẽ xác định liệu bạn có cần tiêm phòng dại và hướng dẫn bạn về quy trình tiêm.
Thời gian tiêm là yếu tố quyết định
Bạn cần tiêm phòng dại sau khi tiếp xúc với nguy cơ càng sớm càng tốt, thường trong vòng 48 giờ sau sự cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm bệnh dại. Điều này đặc biệt quan trọng để ngăn ngừng tiến triển bệnh.
Một phác đồ tiêu chuẩn đã được phát triển để đảm bảo bạn nhận đủ liều tiêm cần thiết. Tuân theo lịch trình tiêm phòng dại và đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ liều nào.
Sử dụng huyết thanh phòng dại khi được chỉ định
Huyết thanh phòng dại là một phần quan trọng của tiêm phòng dại và được sử dụng khi có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại. Hãy tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và không từ chối việc sử dụng huyết thanh khi được chỉ định.
Tiêm vắc xin dại sau khi bị chó mèo cắn
1. Người chưa tiêm dự phòng dại trước đó hoặc tiêm chưa đủ liều:
– Tiêm 3 liều(*): vào các ngày N0 – N3 – N7
– Tiêm 5 liều (**) vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28
Lịch tiêm đặt biệt: 4 liều theo lịch: 2 mũi N0 (ở 2 bên chi) – N7 – N21
Lịch tiêm đặc biệt áp dụng trong trường hợp: Không có sẵn huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin và xa nơi tiêm huyết thanh kháng dại mà người bị thương chưa thể tiếp cận ngay.
– Tiêm 2 mũi/1 lần x 3 lần (*): vào các ngày N0 – N3 – N7
– Tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần (**): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28
(*) Con vật sống khỏe mạnh sau 10 ngày theo dõi
(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được trong vòng 10 ngày
Đi tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc càng tiêm càng sớm càng tốt.
Có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…)
2. Người đã tiêm dự phòng đủ liều trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại công nghệ tế bào:
– Tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3. Có thể tiêm đường bắp (0,5 ml/1 mũi) hoặc tiêm trong da (0,1 ml/1 mũi).
Lưu ý: Tùy vào tình trạng sức khỏe con vật cắn và vết thương để chỉ định lịch tiêm chủng cụ thể và có thể phải sử dụng huyết thanh kháng dại phối hợp với vắc xin để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Thường xuyên kiểm tra vết thương
Nếu bạn bị cắn, hãy thường xuyên kiểm tra vết thương. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, và đau, hãy thăm bác sĩ ngay lập tức.
Tìm kiếm sự tư vấn chuyên gia, bác sĩ
Nếu bạn gặp tình huống liên quan đến tiêm phòng dại, hãy luôn tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia y tế hoặc trung tâm y tế địa phương. Điều này giúp đảm bảo bạn nhận được quy trình tiêm phòng dại đúng cách và hiệu quả.
Bảng giá tiêm phòng dại khi bị cắn bởi chó, mèo là một thông tin quan trọng và cần thiết cho mọi người. Việc tiêm phòng dại kịp thời và đúng cách có thể ngăn ngừng sự phát triển của bệnh và cứu sống. Hãy thường xuyên cập nhật bảng giá và tìm hiểu về các địa điểm tiêm phòng dại gần bạn, để bạn và gia đình luôn an toàn khỏi bệnh dại. Đừng ngần ngại hỏi một chuyên gia y tế nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn.
Theo dõi HENO để có thêm những thông tin hữu ích ngay hôm nay nhé!
TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
Theo TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tiêm vaccine phòng dại là cách duy nhất để thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm chết người này.
Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thông qua việc bị chó mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc như chăm nuôi con vật bị dại.
Nhiều người có tâm lý chủ quan coi nhẹ vấn đề khi bị mèo cào. Tuy nhiên khoa học đã ghi nhận bệnh dại có thể truyền qua vết cào xước của mèo. Tuyến nước bọt làm lây lan bệnh dại từ con vật này sang con vật khác cũng như con người. Những vết cào xước của mèo bị dại lên người sẽ rất nguy hiểm, vì mèo thường có thói quen liếm móng vuốt của chúng.
Thời gian ủ bệnh của virus dại trong cơ thể người kể từ thời điểm bị tấn công có thể trong khoảng từ 5 ngày cho tới hơn 1 năm, mặc dù thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 - 3 tháng.
100% trường hợp đã bị lên cơn dại sẽ dẫn đến tử vong, không có thuốc nào có thể cứu chữa được. Bởi vậy, cần sử dụng vaccine phòng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị cắn để tạo miễn dịch chủ động giúp cơ thể ngăn chặn virus dại tấn công hệ thần kinh trung ương.
Có thể nói, vaccine phòng dại ra đời là bước tiến nhảy vọt của y học hiện đại cứu sống hàng triệu người trên thế giới thoát khỏi tử vong do bệnh dại.