Cây Dược Liệu Có Nhiều Tên Gọi Khác
Chào luật sư: e xin hỏi điểm khác nhau giữa tên gọi khác và tên thường gọi như thế nào? Có giá trị pháp lý hay không
Sự khác nhau của tên gọi đồ vật, cách xưng hô giữa các miền
Những thông tin về tên gọi đồ vật, cách xưng hô giữa hai miền Bắc – Nam sẽ giúp các bạn có những buổi giao lưu vui vẻ, không có hiểu lầm, sự cố đáng tiếc nào!
Thực vật làm dược liệu: củ nghệ
Nghệ là loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu đời và phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước châu Á, trong đó Việt Nam cũng là nơi cung cấp dược liệu này cho nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nói đến nghệ làm thuốc, chúng ta thường nghĩ đến nhất là củ nghệ vàng (hay còn gọi là Khương hoàng). Tuy nhiên, trong Y học cổ truyền còn có các vị thuốc khác cũng từ Nghệ đó là Nga truật (củ của cây nghệ tím) hay Uất kim (củ nhánh con của cây nghệ vàng).
Bộ phận có nhiều tác dụng nổi bật nhất trong cây nghệ là củ nghệ. Theo Đông y, củ nghệ vàng (Khương hoàng) thuộc nhóm thuốc phá huyết, có vị cay đắng, tính ấm, quy kinh can, tỳ. Có tác dụng phá huyết hành ứ, thông lạc chỉ thống, sinh cơ.
Đã có nhiều nghiên cứu tác dụng dược lý từ củ nghệ, trong đó nổi bật lên tác dụng của hoạt chất Curcumin:
Khương hoàng thường được sử dụng trong các phương thuốc nhằm điều trị kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, bệnh viêm gan vàng da, đái máu, mụn nhọt…
Không những thế, bột nghệ hoặc tinh bột nghệ là loại gia vị không thể thiếu trên kệ bếp của nhiều gia đình.
Một trong các loại cây dược liệu phổ biến là anh thảo. Cây anh thảo có hoa màu vàng rực rỡ là loại thảo dược đã được sử dụng từ cách đây rất lâu ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Trong các tài liệu về thảo dược, bộ phận của cây dược liệu anh thảo được sử dụng làm thuốc bao gồm hoa, lá và quả của cây.
Tinh dầu chiết xuất từ hoa anh thảo có khả năng an thần, làm dịu thần kinh; chữa ho, hen suyễn; giảm các triệu chứng khó chịu trong đau dạ dày; các triệu chứng khó chịu ở phụ nữ và chữa lành vết thương.. Người gốc Mỹ đã dùng thuốc đắp từ cây hoa anh thảo để chữa vết thương và vết bầm tím. Lá dùng uống chữa bệnh về đường tiêu hóa và viêm họng.
Dầu hoa anh thảo có đặc tính chống viêm. Vì thế, nó cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng hoặc giảm đau do viêm nhiễm.
Các nghiên cứu gần đây cũng có thấy dầu từ hoa cây anh thảo giúp chữa đau vú, cải thiện đa xơ cứng, rối loạn hormone nội tiết hoặc quá nhạy cảm với insulin, ổn định huyết áp, giảm cholesterol.
Cũng như những loại cây dược liệu khác, chiết xuất từ các bộ phận của cây anh thảo có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược. Vì thế, trước khi muốn sử dụng các loại dược liệu có chiết xuất từ cây anh thảo, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Hạt lanh là loại hạt được thu hoạch từ cây lanh. Trong khi đó, cây lanh là một loại thực vật được trồng nhiều ở Canada và vùng Tây Bắc nước Mỹ. Tuy nhiên, người Việt Nam có thể mua được hạt lanh ở các siêu thị hoặc cửa hàng trực tuyến. Người ta thường dùng hạt lanh để ép lấy dầu hoặc dùng nguyên hạt. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong hạt lanh bao gồm: chất xơ, protein, chất chống oxy hoá, lignans và các chất béo không bão hoà.
Tác dụng nổi bật nhất của hạt lanh là chống viêm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hạt lanh có thể hỗ trợ giảm cân và giảm huyết áp. Acid béo Omega-3 được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol xấu từ đó giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và đột quỵ Hoạt chất Lignans có trong hạt lanh được nghiên cứu có khả năng chống lại một số loại ung thư bao gồm cả ung thư vú, đặc biệt hạt lanh là loại thực phẩm chứa hoạt chất lignans nhiều nhất trong thế giới thực vật.
Để tận dụng các lợi ích chữa bệnh của hạt lanh, nhiều người thường thêm nó vào sinh tố hoặc món salad trộn. Trong các công thức nấu ăn, bột từ hạt lanh là một trong những nguyên liệu bổ dưỡng cho các món canh, soup hoặc hầm. Ngày nay, chiết xuất hạt lanh đã được bào chế thành dạng viên nang để tăng tính tiện ích.
Cây dược liệu bạch quả (gingko)
Bạch quả (Ginkgo biloba L) hay còn gọi là ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tù là một trong những loại thảo dược tồn tại lâu đời nhất trong lĩnh vực y học cổ truyền. Trong các y văn cổ, bộ phận được sử dụng làm thuốc là hạt của cây Bạch quả, sau khi đã loại bỏ hết phần thịt của quả chín, đem đồ hoặc trụng qua nước sôi, phơi nhiệt độ thấp cho khô hẳn. Hạt Bạch quả có tác dụng liễm phế, chỉ khái hoá đàm; thường được sử dụng trong các bài thuốc hen suyễn, ho mãn tính, ho có đờm…
Ngày nay, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu mới về tác dụng dược lý của lá cây Bạch quả (Ngân hạnh diệp). Tác dụng nổi bật nhất của cây bạch quả là tăng cường sức khỏe não bộ. Vì thế, những bài thuốc bào chế từ loại cây dược liệu này thường được dùng để điều trị cho người bị mất trí nhớ từ nhẹ đến trung bình. Nó cũng có khả năng làm chậm sự suy giảm nhận thức trong chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Gần đây, kết quả của một số cuộc nghiên cứu còn cho rằng thành phần trong cây bạch quả có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Khi còn tươi, lá cây bạch quả được bào chế thành dạng viên nang, viên nén hoặc chiết xuất làm tinh dầu. Trong khi đó, lá bạch quả khô được khuyến khích tiêu thụ như một loại trà.
Mặc dù vậy, trên một số thử nghiệm ở chuột cho thấy, sử dụng loại cây dược liệu này lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và tuyến giáp. Dù điều này vẫn chưa được chứng minh ở người nhưng những người bị men cao và đang gặp các vấn đề về tuyến giáp cần đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng loại cây này.
Bạch quả cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, táo bón hoặc dị ứng. Nó có khả năng tương tác với một số loại thuốc hoặc chất làm loãng máu, tăng nguy cơ chảy máu. Vì thế, người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ để có hướng dẫn và chỉ định cụ thể khi muốn dùng cây bạch quả.
Từ điển ẩm thực ba miền Bắc - Trung - Nam
Trải dài trên mảnh đất hình chữ S, mỗi vùng miền lại có những món ăn đặc trưng riêng. Tuy nhiên, đôi khi có những món ăn giống nhau, và gần như không có sự khác biệt đáng kể về mùi vị lại có tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng.
Dưới đây danh sách các tên gọi món ăn, cây cối, hoa quả khác nhau ở bà miền, mời các bạn tham khảo. Các bạn biết thêm món ăn nào nữa hãy góp ý thêm ở phần cuối bài để từ điển ẩm thực ba miền Bắc - Trung - Nam thêm đầy đủ hơn nhé.
Trước câu hỏi "Nhiều tiền để làm gì?", đa số bạn bè đều trả lời với thái độ đùa cợt. Người nghiêm túc hơn thì bảo "Khi nào có nhiều tiền, anh sẽ không hỏi câu đó nữa", hoặc "khi có nhiều tiền rồi hãy hỏi". Có người cũng nói "Câu hỏi dành cho chúng ta nên là làm gì để nhiều tiền?".
Vấn đề là đa số mọi người không xác định được con số cụ thể là bao nhiêu. Thu nhập bao nhiêu một tháng là đủ? Tài khoản ngân hàng có bao nhiêu là đủ?
Vì sao? Vì không ai chắc chắn đến khi đạt được con số đó, mình sẽ thấy đủ.
Trừ một số rất ít người mà với họ tiền chỉ là những con số trong tài khoản ngân hàng, có thể đáp ứng mọi nhu cầu mà họ nghĩ ra, còn lại đa số đều cảm thấy thiếu, thấy thu nhập, tài sản của họ chưa đủ so với nhu cầu.
Những câu hỏi tu từ như "nhiều tiền để làm gì?" hay"tiền bạc không quý bằng tình nghĩa" thường chỉ có ý nghĩa, khiến người khác suy ngẫm khi nó được những người có rất nhiều tiền nói ra. Một người tuyên bố "tôi không cần nhiều tiền" thường là người không có khả năng kiếm nhiều tiền.
Vấn đề phát sinh là do sự chênh lệch giữa mong muốn và thu nhập thực tế. Đa số giải quyết theo hướng tăng thu nhập, không mấy ai nghiêm túc xem xét cụ thể mong muốn của mình có vấn đề hay không.
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển có quá nhiều thứ để truy cầu, đến mức không ai tin một người có thể cảm thấy đủ khi đang có ít tiền.
Tôi để ý cách người ta làm truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ, cách người ta "tạo ra nhu cầu" và kiếm lợi từ những nhu cầu đó.
Tôi tự hỏi, và từng hỏi nhiều người với nhiều mức thu nhập khác nhau, rằng họ cảm thấy kiếm tiền bao nhiêu là đủ. Từ sinh viên làm thêm, người mới ra trường, đến những người làm cho các công ty lớn, thậm chí là một vài chủ doanh nghiệp, những con số thu nhập hàng tháng từ vài triệu đến vài chục triệu, không một ai thấy đủ, và cũng không ai nói được con số họ cảm thấy đủ là bao nhiêu.
Nhiều người cũng hay bảo kiếm tiền nhiều một chút để phòng khi hữu sự, ốm đau bệnh tật, hoặc gia đình túng thiếu thì dễ cáu gắt, mất hạnh phúc… Tôi lại thấy nhiều gia đình vì mải kiếm tiền mà mất hạnh phúc.
Tôi cũng thấy nhiều bạn trẻ bỏ quá nhiều thời gian, sức lực, làm việc trong môi trường độc hại mà dẫn đến bệnh đau, tiền kiếm được không đủ chữa... Tôi chỉ biết rằng nếu kiếm tiền để phòng bệnh thì chính là con đường dẫn đến bệnh thật.
Tạm không bàn đến những người kinh doanh, hơn 90% nhân loại đang làm thuê, vì sao kiếm bao nhiêu tiền cũng không đủ?
Tôi tìm được một phần lời giải cho câu hỏi đó khi đọc Rich dad, poor dad của Robert Kiyosaki. Ông đưa ra hai khái niệm khác biệt là "assets" và "liabilities" - Tài sản và tiêu sản. Tài sản là những gì mang lại giá trị gia tăng theo thời gian, hoặc sinh ra tiền, còn ngược lại tiêu sản là thứ càng ngày càng mất đi giá trị, hoặc bạn phải tiêu thêm tiền cho chúng hàng ngày.
Ta đang ở đâu trong những "cấp bậc" của sự hưởng thụ cuộc sống? Có nên ngừng một chút để học về cách quản lý đồng tiền, để xem đâu là tài sản, là tiêu sản mình đang giữ và muốn mua thêm, để xem nhu cầu nào thật sự cần thiết, nhu cầu nào bị người khác dẫn dắt?
Muốn đạt đến ngưỡng "tiền chỉ là những con số" là một chặng đường rất xa. Điều quan trọng không phải là nó xa, mà là ta sẽ luôn cảm thấy không đủ.
Càng có ít tiền, càng phải quản lý, nếu không, đến khi có nhiều hơn, ta cũng làm thất thoát, hoặc chả bao giờ có nhiều hơn được.
Tiền có thể mua được hạnh phúc không? Có, nếu ta tiêu tiền để mang lại hạnh phúc cho một người nào khác. Và ta sẽ tiêu tiền cho ai khi mải kiếm tiền?
Theo bạn, có tiền nhiều để làm gì? Tiền mua được gì? Tiền có gắn kết được tình yêu không? Khi nào tiền vô nghĩa? Ly hôn yêu cầu chia tiền có gì xấu? Mời bạn đọc chia sẻ ý kiến về địa chỉ email [email protected].
Vui lòng cung cấp thông tin tài khoản để tòa soạn gửi nhuận bút khi đăng bài. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.
Cây dược liệu là những loại cây có khả năng chữa bệnh, hỗ trợ điều trị một căn bệnh nào đó hoặc dùng để bồi bổ cơ thể. Chúng còn được gọi là thảo dược và được sử dụng nhiều trong Đông y hay Y học cổ truyền.
Trên thực tế, vào đầu thế kỷ XXI, có đến 252 loại thuốc tân dược cơ bản và thiết yếu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép có nguồn gốc từ thảo dược. Đến nay, các loại cây dược liệu hay thực vật làm dược liệu vẫn được mọi người tin dùng khi muốn chữa trị một căn bệnh nào đó.
Dưới đây là 9 loại cây dược liệu phổ biến được giới chuyên gia đánh giá cao về đặc tính điều trị bệnh.